CÁC LOẠI CHI PHÍ THƯỜNG GẶP KHI LỰA CHỌN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

MDCT admin - 30/06/2023

Chi phí luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong vận tải hàng hóa. Tuy nhiên không phải chi phí nào cũng có mức cố định mà đôi khi còn biến động bất thường khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc dự trù chính xác, đặc biệt là trong vận tải đường biển. Để tối ưu được điều này, doanh nghiệp cần có những hiểu biết về các chi phí thường gặp khi lựa chọn vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Hãy cùng MDCT Logistics tìm hiểu ngay sau đây nhé! 

 

TÌNH HÌNH GIÁ CƯỚC VẬN TẢI BIỂN HIỆN NAY

Bước sang năm 2023, theo dữ liệu tổng hợp mới nhất từ Drewry, Chỉ số giá cước vận tải container của 8 tuyến đường chính trên toàn cầu (Drewry World Container Index - WCI) giảm xuống còn 1.898 USD/container 40 feet, tức giảm 80% so với cùng thời điểm năm ngoái. Trong đó:

- Giá cước chặng Việt Nam đi Mỹ, châu Âu… chỉ còn khoảng 60 triệu đồng - 100 triệu đồng/container (giảm 1/3 so với mức giá đỉnh năm 2021). 

- Giá cước chặng Việt Nam đi Trung Quốc cũng giảm xuống còn khoảng 8 triệu đồng - 15 triệu đồng/container.

Có thể thấy, giảm thiểu chi phí đường biển mở ra một “cánh cửa mới” cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc bù đắp thất thoát kinh tế từ những năm trước, giải tỏa “ùn tắc” tại các cảng lớn và thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa toàn cầu.

MỘT SỐ LOẠI PHÍ THƯỜNG GẶP KHI LỰA CHỌN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN

O/F (Ocean Freight) - Cước đường biển: Chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích.

THC (Terminal Handling Charge) - Phí xếp dỡ tại cảng: Đây là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…

Seal Fee - Phí niêm phong chì: Đây là loại phí được thu tại điểm đi của lô hàng hóa và thu theo số lượng container vận chuyển. Phí này dùng để mua seal sử dụng vào việc niêm phong các container của hãng tàu. Trên mỗi seal có in số hiệu cụ thể và và là duy nhất để thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm soát hàng hóa. Ngoài ra, phía hải quan có thể căn cứ vào số hiệu này để theo dõi, quản lý và chống tình trạng buôn lậu.

DOC (Documentation fee) - Phí chứng từ: Hay còn gọi là phí phát hành Bill of Lading (B/L). Đây là loại phí phổ biến nhất trong vận chuyển đường biển quốc tế. Khi phía hãng tàu hoặc forwarder phát hành B/L thì chủ hàng/doanh nghiệp sẽ trả chi phí để làm các vận đơn và chứng từ này.

D/O (Delivery Order fee) - Phí lệnh giao hàng: Khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì consignee phải đến Hãng tàu/ Forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ) hoặc làm phiếu EIR (hàng FCL) thì mới lấy được hàng. Các Hãng tàu/Forwarder cần phát hành một D/O và họ thu phí D/O.

Trucking Fee: Phí vận chuyển nội địa trong quá trình xuất nhập khẩu.

Customs clearance fee - Phí thủ tục hải quan: Là các loại phí liên quan đến quy trình thủ tục hải quan để thực hiện thông quan cho một lô hàng, chúng bao gồm phí cho việc khai báo hải quan và một số phí của các hoạt động liên quan (nếu có), ví dụ: phí đăng ký kiểm tra chất lượng, phí và lệ phí hải quan theo quy định Chính phủ, kiểm hóa, 

Phí ủy thác xuất khẩu: Trong trường hợp người bán không tự đứng ra xuất khẩu hoặc muốn ủy thác xuất khẩu cho một đơn vị logistics, forwarder khác thì sẽ cần trả phí này cho họ.

Phí ủy thác nhập khẩu: Ủy thác nhập khẩu là việc người mua hàng không tự mình đứng ra mà thuê công ty dịch vụ tổ chức thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Khi đó, bên mua sẽ phải trả một khoản phí ủy thác nhập khẩu cho đơn vị trung gian chuyên làm dịch vụ ủy thác này. 

Phí xin C/O form E: C/O form E là giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E, được phát hành theo hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (ACFTA). Đây là mẫu giấy tờ có công dụng xác nhận hàng hóa có nguồn gốc từ nước thành viên của hiệp định trên và giúp cho người nhập khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Thông thường với các hàng hóa được áp dụng, người mua sẽ yêu cầu người bán làm thủ tục để được cấp C/O form E. Người bán sẽ mất chi phí để làm thủ tục xin chứng nhận xuất xứ mẫu E cho hàng hóa xuất khẩu.

CIC (Container Imbalance Charge) - Phí mất cân bằng container: Hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Hiểu một cách đơn giản, đây là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Phụ phí cước biển này được các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

EIR (Equipment Interchange Receipt) - Phơi phiếu ghi lại tình trạng của container: Phiếu EIR có chức năng xác minh rằng chủ hàng đã đóng tiền. Ví dụ như khi chủ hàng muốn cho xe Cont vào lấy hàng mà xe Cont hàng đang nằm trong bãi thì chủ hàng cần đóng tiền cho xe nâng Cont hàng lên xe Cont của chủ hàng. Số tiền này được gọi là tiền nâng hạ, phiếu EIR trong trường hợp này do cảng cung cấp cho chủ hàng.

EMF (Equipment Management Fee) - Phí quản lý thiết bị: Là phí được 1 số hãng tàu thu để quản lý các container. Tuy nhiên chỉ 1 số hãng tàu mới thu phí này như Cosco, EMC,…

Infrastructure expenditure - Phí cơ sở hạ tầng: Là loại nguồn thu dùng để phục vụ cho việc hoàn thiện công trình hạ tầng kết nối các  cảng biển, giúp giảm tắc giao thông, tai nạn. Phí này còn được sử dụng để nâng cấp cầu cảng, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ vận tải, rút ngắn thời gian vận chuyển và giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường.

CCF (Cleaning Container Fee) - Phí vệ sinh container: Đây là phí trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu sử dụng container để vận chuyển hàng và trả tại các depot.  

MỘT SỐ LOẠI PHÍ, PHỤ PHÍ KHÁC KHI VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUA ĐƯỜNG BIỂN 

Ngoài các loại phí nêu trên, doanh nghiệp khi lựa chọn hình thức vận chuyển hàng hóa đường biển cần nắm thêm thông tin về các loại phí, phụ phí khác dưới đây:

PCS (Port Congestion Surcharge) - Phụ phí tắc nghẽn cảng: Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn).

PSS (Peak Season Surcharge) - Phụ phí mùa cao điểm: Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.

SCS (Suez Canal Surcharge) - Phụ phí qua kênh đào Suez: Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez.

CAF (Currency Adjustment Factor) - Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ: Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ…

COD (Change of Destination) - Phụ phí thay đổi nơi đến: Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…

DDC (Destination Delivery Charge) - Phụ phí giao hàng tại cảng đến: Đây là phụ phí nhằm bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Việc thanh toán sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận của người mua và người bán.

ISF (Importer Security Filing) - Phí kê khai an ninh dành cho các nhà nhập khẩu tại Mỹ: Ngoài việc kê khai thông tin hải quan Mỹ tự động, tháng 01/2010 hải quan Mỹ và cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu.

GRI (General Rate Increase) - Phụ phí của cước vận chuyển:  Phụ phí này chỉ áp dụng vào vào mùa hàng cao điểm.

Phí LSS (Low Sulfur Surcharge) - Phụ phí giảm thải lưu huỳnh: Áp dụng trong vận tải xuất nhập khẩu các tuyến vận tải đường biển.

Trên đây là một số thông tin mà MDCT Logistics tổng hợp về các loại phí, phụ phí trong quá trình vận tải đường biển. Để có thể hiểu rõ hơn về các loại phí, phụ phí này và trường hợp áp dụng, các bạn vui lòng liên hệ với MDCT Logistics theo hotline 0865 763 169 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn hoàn toàn miễn phí 24/7. Hoặc quý khách hàng có thể để lại thông tin theo địa chỉ: hrs.mdctlogistics@gmail.com để được liên hệ tư vấn.

 

Tags : trongnuoc
hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook
avatar
Xin chào
close nav