CTC là gì? Tìm hiểu về phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC

DUY NAM - 09/10/2024

Bạn đã bao giờ thắc mắc làm thế nào để xác định chính xác quốc gia sản xuất của một sản phẩm? Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC chính là câu trả lời cho câu hỏi đó. Vậy CTC là gì? Phương pháp chuyển đổi mã số CTC này gồm những gì? Hãy cùng MDCT Logistics tìm hiểu về CTC qua bài viết này nhé!

CTC là gì?

CTC là gì?

CTC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Code Transfer of Commodity", dịch sang tiếng Việt có nghĩa là "Chuyển đổi mã số hàng hóa". Đây là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong xác định xuất xứ hàng hóa, đặc biệt trong các quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi.

Phương pháp này xác định xuất xứ hàng hóa dựa trên sự thay đổi mã số thuế HS. Khi mã số HS của một sản phẩm thay đổi ở các cấp độ như chương, nhóm, phân nhóm hoặc dòng thuế, thì nơi diễn ra sự thay đổi đó sẽ được coi là xuất xứ của sản phẩm.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc hàng hóa có đủ điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do (FTA) hay không. Phương pháp CTC giúp tạo ra tiêu chuẩn minh bạch để xác định xuất xứ hàng hóa, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ quan hải quan trong quá trình kiểm soát và áp dụng thuế.

CTC là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong các FTA. Các hiệp định như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đều áp dụng quy tắc CTC trong việc xác định xuất xứ hàng hóa. Điều này giúp giảm thiểu các tranh chấp về thuế và nguồn gốc, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm.

Tại sao CTC lại quan trọng?

  • Xác định xuất xứ hàng hóa: Nhờ CTC, chúng ta có thể xác định chính xác quốc gia nơi hàng hóa được sản xuất, từ đó áp dụng các mức thuế quan, quy định về xuất xứ phù hợp.
  • Ngăn chặn gian lận thương mại: CTC giúp ngăn chặn việc khai báo gian lận xuất xứ hàng hóa để hưởng lợi bất hợp pháp.
  • Bảo vệ sản xuất trong nước: Bằng cách xác định rõ xuất xứ, CTC giúp bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, đảm bảo rằng chỉ những sản phẩm đáp ứng đủ điều kiện mới được hưởng ưu đãi.

Với sự gia tăng của các hiệp định thương mại quốc tế, việc xác định xuất xứ hàng hóa theo phương pháp CTC trở nên ngày càng quan trọng. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích thuế quan mà còn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của từng thị trường xuất khẩu.

Tham khảo thêm về: Ủy thác xuất nhập khẩu là gì và quy trình thực hiện

Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC là gì?

Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC là gì?

Phương pháp CTC hoạt động dựa trên sự thay đổi mã HS của sản phẩm trong quá trình sản xuất. Khi một nguyên liệu hoặc bộ phận của sản phẩm có mã HS ban đầu, sau khi được gia công, lắp ráp hoặc chế biến, sản phẩm cuối cùng có mã HS khác, điều này chứng minh rằng đã có sự thay đổi đáng kể trong quá trình sản xuất. Do đó, sản phẩm có thể được xác định xuất xứ từ quốc gia nơi diễn ra sự chuyển đổi mã HS.

    Ví dụ:

    • Nguyên liệu ban đầu: Mã HS thuộc chương 85 (các thiết bị điện).
    • Sản phẩm cuối cùng: Mã HS thuộc chương 90 (các dụng cụ quang học).

    Sự thay đổi từ chương 85 sang chương 90 cho thấy sự gia công đáng kể, và do đó, sản phẩm có thể được coi là có xuất xứ từ quốc gia thực hiện gia công.

    Các mức thay đổi của phương pháp CTC

    Với sự gia tăng của các hiệp định thương mại quốc tế, việc xác định xuất xứ hàng hóa theo phương pháp CTC trở nên ngày càng quan trọng. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích thuế quan mà còn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của từng thị trường xuất khẩu.

    Các mức thay đổi của phương pháp CTC có nhiều cấp độ khác nhau. Thông thường, bạn sẽ gặp 3 cấp độ chuyển đổi chính cụ thể như sau:

    • Chuyển đổi chương CC (Chapter Chage): Hàng hóa sẽ được công nhận xuất xứ khi các qua quá trình sản xuất, các nguyên liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó có sự chuyển đổi từ chương này sang chương khác của biểu thuế xuất nhập khẩu.
    • Chuyển đổi nhóm thuế CTH (Change of Tarrif Hamonization): Ở mức chuyển đổi này, nhóm thuế sẽ là thứ được thay đổi. Khi chuyển đổi nhóm thuế, 4 chữ số đầu trong mã số thuế HS sẽ được thôi. Một ví dụ đơn giản nguyên liệu thép có 4 chữ số đầu trong mã HS là 7208, khi đổi thành các sản phẩm thép từ sẽ chuyển thành 7210.
    • Chuyển đổi phân nhóm CTSH (Change In Tariff in Subheading): Đây là việc chuyển đổi mã HS ở cấp độ 6 chữ số, tức là hàng hóa sẽ đổi sang phân nhóm khác và 6 chữ số đầu tiên trong mã HS sẽ được thay đổi. Ví dụ: sản phẩm tiêu xay có HS code là 0904.12.00 được sản xuất từ tiêu hạt nhập khẩu có HS code là 0904.11.00. Như vậy sản phẩm tiêu say có xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí CTSH.

    Tìm hiểu về: Các quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu

    Ưu, nhược điểm của phương pháp CTC

    Ưu, nhược điểm của phương pháp CTC

    Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC (Code Transfer of Commodity) là một công cụ hữu ích trong xác định xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, như mọi phương pháp khác, CTC cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định.

    Ưu điểm của phương pháp CTC

    • Tính minh bạch: Phương pháp này dựa trên tiêu chí khách quan là sự thay đổi mã số hàng hóa, giúp quá trình xác định xuất xứ trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn.
    • Tính ổn định: Tiêu chí xác định xuất xứ theo CTC ít phụ thuộc vào các yếu tố biến động như tỷ giá hối đoái, giá nguyên vật liệu hay quy tắc kế toán.
    • Linh hoạt: Phương pháp này cho phép các nhà sản xuất có nhiều lựa chọn hơn trong việc tổ chức sản xuất để đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ.
    • Dễ áp dụng: Các quy tắc của CTC tương đối rõ ràng và dễ hiểu, giúp các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện.

    Nhược điểm của phương pháp CTC

    • Mâu thuẫn trong phân loại hàng hóa: Mã HS (Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa) được thiết kế chủ yếu để phân loại hàng hóa phục vụ cho mục đích thuế quan, có thể không hoàn toàn phù hợp để xác định xuất xứ. Điều này có thể dẫn đến những tranh cãi trong việc phân loại hàng hóa và xác định mã HS phù hợp.
    • Yêu cầu kiến thức chuyên môn: Việc áp dụng phương pháp CTC đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức sâu rộng về mã HS, quy tắc xuất xứ và các quy định liên quan.
    • Tính phức tạp: Đối với những sản phẩm có cấu trúc phức tạp và trải qua nhiều công đoạn sản xuất, việc xác định xuất xứ theo phương pháp CTC có thể trở nên phức tạp và tốn nhiều thời gian.

    Kết luận

    Trên đây là thông tin về CTC là gì và phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC. Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) là một công cụ quan trọng giúp xác định xuất xứ hàng hóa trong thương mại quốc tế. Với ưu điểm về tính minh bạch và đơn giản, CTC không chỉ giúp doanh nghiệp hưởng ưu đãi thuế quan mà còn giảm thiểu rủi ro về tranh chấp xuất xứ. Tuy nhiên, để áp dụng hiệu quả phương pháp này, doanh nghiệp cần hiểu rõ quy định của từng FTA và chuẩn bị hồ sơ chứng từ đầy đủ. 

    hotline
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Facebook
    avatar
    Xin chào
    close nav