Hợp đồng xuất nhập khẩu là gì? Những lưu ý khi làm hợp đồng

DUY NAM - 15/01/2025

Hợp đồng xuất nhập khẩu là một loại chứng từ quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia. Nó vô cùng cần thiết với bên bán (xuất khẩu) và bên mua (nhập khẩu), thể hiện những thỏa thuận giữa hai bên về việc mua – bán hàng hóa. Vậy hợp đồng xuất nhập khẩu là gì? Có những nội dung gì? Hãy cùng MDCT Logistics tìm hiểu chi tiết hơn về loại chứng từ quan trọng này.

Hợp đồng xuất nhập khẩu là gì?

Hợp đồng xuất nhập khẩu là gì

Hợp đồng xuất nhập khẩu là một thỏa thuận pháp lý giữa hai bên, thường là ở các quốc gia khác nhau, quy định các điều khoản mua bán hàng hóa quốc tế. Đây là văn bản quan trọng nhất trong quá trình xuất nhập khẩu, ghi nhận rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của cả bên mua và bên bán.

Cụ thế, hợp đồng xuất khẩu là sự thoả thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau (theo quan niệm của ngành xuất nhập khẩu), theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu ) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền.

Những yếu tố chính trong hợp đồng xuất nhập khẩu:

  • Hàng hóa: Mô tả chi tiết về sản phẩm được giao dịch, bao gồm số lượng, chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, bao bì...
  • Giá cả: Giá cả của hàng hóa, điều kiện thanh toán (trả trước, trả sau, trả chậm...), phương thức thanh toán (chuyển khoản, L/C...)
  • Điều kiện giao hàng: Quy định rõ ràng về địa điểm giao hàng, phương thức vận chuyển, rủi ro trong quá trình vận chuyển (Incoterms)
  • Thời gian: Thời gian giao hàng, thời hạn thanh toán, thời hạn bảo hành...
  • Các điều khoản khác: Điều kiện kiểm tra chất lượng hàng hóa, xử lý tranh chấp, luật áp dụng...

Tìm hiểu về: Thủ tục nhập khẩu keo Silicone

Những điểm cần lưu ý khi soạn hợp đồng xuất nhập khẩu

Những điểm cần lưu ý khi soạn hợp đồng xuất nhập khẩu

Hợp đồng xuất nhập khẩu là một trong những văn bản pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Một hợp đồng được soạn thảo kỹ lưỡng, rõ ràng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Khi soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu, người soạn hợp đồng cần lưu ý đến những điều sau:

1. Cần xác định tư cách chủ thể của các bên kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu

Khi tham gia ký kết hợp đồng thương mại, điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cần lưu ý là phải đảm bảo quyền hợp pháp và tư cách chủ thể của mình. Để làm được điều này, mỗi bên tham gia cần có đầy đủ các thông tin sau:

  • Đối với tổ chức, doanh nghiệp: cần có Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và người đại diện. Các nội dung phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập và người đại diện. Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp. Các bên nên xuất trình, kiểm tra các văn bản, thông tin này trước khi đàm phán, ký kết để đàm bảo hợp đồng ký kết đúng thẩm quyền.
  • Đối với cá nhân: Cần có đầy đủ Tên, số chứng minh thư và địa chỉ thường trú. Nội dung này ghi chính xác theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, hộ khẩu và cũng nên kiểm tra trước khi ký kết.

2. Tên gọi của hợp đồng

Tên gọi của hợp đồng xuất nhập khẩu thường được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng hóa, dịch vụ:

Ví dụ: Tên loại hợp đồng là hợp đồng mua bán, kết hợp với tên hàng hóa là Sầu Riêng, từ đó ta có tên hợp đồng là Hợp đồng mua bán Sầu Riêng. Về cách gọi tên hợp đồng, các bạn có thể tham khảo tại Chương 16 – Bộ luật dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005.

3. Căn cứ kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu

Khi ký kết hợp đồng, các bên cần căn cứ vào các yếu tố sau: văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản ủy quyền, nhu cầu và khả năng của mỗi bên. Việc lựa chọn một hoặc nhiều văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ sẽ xác định luật điều chỉnh áp dụng cho hợp đồng đó.

Ví dụ: trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Đài Loan, nếu hai bên thỏa thuận áp dụng Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 của Việt Nam, thì mọi quyền và nghĩa vụ của các bên, cũng như việc giải quyết tranh chấp (nếu có), sẽ được điều chỉnh theo đúng các quy định của hai luật này.

4. Điều kiện để hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu lực

Thứ nhất là chủ thể phải có đủ tư cách pháp lí.

Thứ hai, hàng hóa của hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật.

Một vài điểm lưu ý khác:

  • Các bên kí kết phải có trụ sở kinh doanh ở địa điểm cụ thể.
  • Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, người bán và người mua, có trụ sở.
  • Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng là động sản, tức là hàng có thể di chuyển.
  • Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên.

Xem thêm: Chi tiết về thủ tục nhập khẩu máy đo huyết áp

Bố cục của hợp đồng xuất nhập khẩu

Hợp đồng xuất nhập khẩu là văn bản pháp lý quan trọng, quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong quá trình mua bán hàng hóa quốc tế. Bố cục của một hợp đồng xuất nhập khẩu thường bao gồm các phần sau:

Phần mở đầu:

  • Tiêu đề: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hoặc tên gọi khác tùy theo thỏa thuận của các bên)
  • Số hiệu hợp đồng: Gán một số hiệu duy nhất để dễ dàng quản lý và tham chiếu.
  • Ngày tháng năm ký kết: Ngày chính thức hai bên ký kết hợp đồng.
  • Nơi ký kết: Địa điểm ký kết hợp đồng.
  • Căn cứ pháp lý: Nêu rõ các văn bản pháp luật có liên quan đến hợp đồng.

Thông tin các bên tham gia:

  • Bên bán: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, người đại diện, chức danh
  • Bên mua: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, người đại diện, chức danh.

Mô tả hàng hóa:

  • Tên hàng: Tên gọi chính xác của hàng hóa theo danh mục hàng hóa quốc tế.
  • Số lượng: Số lượng hàng hóa cụ thể.
  • Đơn vị tính: Quy định đơn vị tính cho từng loại hàng hóa (kg, mét, lít...).
  • Chất lượng: Mô tả chi tiết về chất lượng hàng hóa, có thể kèm theo tiêu chuẩn chất lượng.
  • Giá: Giá bán của từng loại hàng hóa, đơn vị tiền tệ.
  • Điều kiện đóng gói: Quy định về cách đóng gói hàng hóa để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.

Điều kiện giao hàng (Incoterms):

  • Incoterms: Quy định về trách nhiệm, chi phí của bên bán và bên mua trong quá trình giao hàng. Các Incoterms phổ biến như FOB, CIF, CFR...

Phương thức thanh toán:

  • Hình thức thanh toán: Thanh toán trước, thanh toán sau khi giao hàng, thanh toán bằng L/C...
  • Tiền tệ thanh toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong thanh toán.
  • Ngân hàng: Thông tin ngân hàng của các bên.

Thời gian giao hàng:

  • Thời gian dự kiến: Thời gian dự kiến giao hàng tại cảng đến.
  • Điều kiện chậm trễ: Quy định về các trường hợp chậm trễ giao hàng và trách nhiệm của các bên.

Phương thức vận chuyển:

  • Phương tiện vận chuyển: Đường biển, đường hàng không, đường bộ..
  • Cảng bến: Cảng xuất khẩu và cảng nhập khẩu.

Bảo hiểm:

  • Loại hình bảo hiểm: Bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm vận chuyển...
  • Công ty bảo hiểm: Công ty bảo hiểm thực hiện bảo hiểm.

Điều kiện bảo hành:

  • Thời gian bảo hành: Thời gian bảo hành cho sản phẩm.
  • Trách nhiệm bảo hành: Trách nhiệm của bên bán trong trường hợp hàng hóa bị lỗi.

Giải quyết tranh chấp:

  • Phương thức giải quyết: Trọng tài, tòa án...
  • Pháp luật áp dụng: Pháp luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp.

Điều khoản chung:

  • Điều kiện bất khả kháng: Quy định về các trường hợp bất khả kháng và trách nhiệm của các bên.
  • Biến đổi hợp đồng: Quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
  • Thông báo: Quy định về việc thông báo giữa các bên.
  • Ngôn ngữ hợp đồng: Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng.

Chữ ký của các bên: Đại diện pháp luật của hai bên ký tên, đóng dấu xác nhận.

Bố cục của hợp đồng xuất nhập khẩu có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại hàng hóa, điều kiện giao dịch và thỏa thuận của các bên. Để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực pháp lý, nên tham khảo ý kiến của luật sư chuyên ngành.

Kết luận

Trên đây là những điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn. Hợp đồng xuất nhập khẩu là yếu tố không thể thiếu trong các giao dịch quốc tế, giúp đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Việc hiểu rõ và thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa các rủi ro và tối ưu hóa lợi ích.

hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook
avatar
Xin chào
close nav