Logistics 4.0: Chuyển đổi số hóa cho ngành Logistics ㅣMDCT Logistics

MDCT Admin - 10/05/2024

Chuyển đổi số ngành logistics là quá trình áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại như: AI, Big data, số hóa dữ liệu nhằm tối ưu đảm bảo sự xuyên suốt trong việc vận chuyển hàng hóa để vừa nâng cao trải nghiệm của khách hàng vừa giảm chi phí vận chuyển tăng doanh thu doanh nghiệp.  

 

Chuyển đổi số ngành logistics được nhận định mang đến nhiều lợi ích thay đổi tích cực hơn cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi. Cụ thể như:

Tăng khả năng đảm bảo tiến độ đơn hàng: Công nghệ chuyển đổi số logistic hỗ trợ doanh nghiệp rút ngắn thời gian vận chuyển đồng thời hiển thị đầy đủ chi tiết hành trình đơn hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm chuẩn thời gian thực tế của đơn hàng từ đó lường trước rủi ro đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dễ dàng theo dõi tình trạng các lô hàng: IoT giúp việc phân phối quản lý hàng hóa được cải thiện hơn, Thẻ RFID và cảm biến GPS được kết nối xuyên suốt giúp các nhà quản lý doanh nghiệp theo dõi tuyến đường của đơn hàng từ lúc bắt đầu cho đến khi khách hàng nhận được hàng hóa của mình.

Tự động hoá giúp tiết kiệm chi phí và thời gian: Quy trình tự động hóa như robot giúp tối ưu hóa thời gian công sức trong việc bóc. Bên cạnh đó phần mềm bản đồ trực tuyến giúp định vị tìm ra tuyến đường nhanh nhất tiết kiệm nhiên liệu rút ngắn thời gian giao hàng.

Tăng tính minh bạch trong hoạt động vận chuyển: Hiện nay nhờ IoT không chỉ đơn vị vận chuyển mà cả khách hàng đều có thể theo dõi thông tin di chuyển của đơn hàng tại các website của đơn vị vận chuyển đảm bảo tính minh bạch và an tâm cho cả 3 bên là khách hàng, người bán và cả đơn vị kinh doanh logistics.

Tối ưu hoá hoạt động nội bộ:  Chuyển đổi số trong logistics giúp quy trình logistics trở nên minh bạch hơn giảm thiểu tối đa cũng như nhanh chóng phát hiện những sai sót để kịp thời tìm hướng giải quyết tốt nhất điều này khiến mọi bộ phận trong công ty phối hợp dễ dàng hơn.

Vậy các Doanh Nghiệp, cụ thể hơn là MDCT Logistics cần làm gì trong thời đại chuyển đổi số 4.0?

Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về chuyển đổi số, trong đó bắt đầu tư cấp lãnh đạo. Việc chuyển đổi số là điều tất yếu đối với hoạt động logistics, nếu không muốn bị đào thải khỏi thị trường. Mục đích của chuyển đổi số là để Doanh nghiệp có thể tham gia vào chuỗi cung ứng rộng hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thực tế cho thấy, một số lãnh đạo Doanh nghiệp vẫn còn bày tỏ thái độ e ngại về tính an toàn, khả năng bảo mật thông tin của các nền tảng trực tuyến, dẫn đến việc chậm chạp, thiếu nhạy bén với công nghệ. Do vậy, cần phải thay đổi tâm lý cho Doanh nghiệp.

- Việc chuyển đổi số phải làm vững chắc, theo lộ trình phù hợp với khả năng của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có kế hoạch dài hạn, bài bản và cẩn trọng trong từng bước như lựa chọn quy trình, tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp về cả uy tín, chất lượng lẫn khả năng tài chính để tạo ra một hệ thống số liên hoàn, cùng chung chuẩn mực, có tính liên kết cao và dễ dàng truy xuất số liệu.

Việc lựa chọn mô hình chuyển đổi số cần được nghiên cứu tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Việc liên kết chặt chẽ với nội bộ ngành cũng như tìm kiếm tư vấn từ các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển đổi số sẽ giúp Doanh nghiệp xác định được hướng đi phù hợp. Nếu tìm ra được mô hình phù hợp, nắm bắt được công nghệ mới, Doanh nghiệp hoàn toàn có thể trở thành người “đi tắt đón đầu”, nhanh chóng bắt nhịp được với xu thế của thị trường.

 - Khi thực hiện chuyển đổi số, Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cần có sự chuyển đổi đồng bộ. Để đạt hiệu quả cao, quy trình chuyển đổi số cung cấp dịch vụ đến khách hàng có rất nhiều điểm cần phải lưu ý. Một trong số đó là xây dựng nền tảng số cho chuỗi dịch vụ logistics, giúp kết nối các các bên liên quan trong chuỗi (cảng, hãng vận tải, đại lý, công ty giao nhận, kho...) để chia sẻ dữ liệu, tăng tính hiện hữu cho chuỗi, nâng cao hiệu suất sử dụng.

Về lâu dài, cần xây dựng hệ sinh thái kho vận số, khai thác dữ liệu hiện có của Doanh nghiệp thành lợi thế cạnh tranh để lưu chuyển hàng hóa hiệu quả; Xây dựng dữ liệu chung lưu trữ và quản lý tập trung dữ liệu hành trình của các phương tiện giao thông, vận tải nhằm số hóa hoạt động, từ đó có cơ sở điều chỉnh về quy hoạch giao thông, bố trí bãi đậu xe nội thành, khu vực trung chuyển hàng hóa, bố trí giờ giấc ưu tiên.

- Không ngừng cải thiện năng lực tài chính thông qua việc hợp tác, sáp nhập với các Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt hoặc tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm lực để từ đó có thể có nguồn lực tài chính để đầu tư vào công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao...

- Quan tâm về các vụ tranh chấp liên quan đến “số hóa” điển hình trong hoạt động Logistics như vụ tranh chấp về trả hàng nhầm

- Xác nhận qua Zalo cá nhân giữa 2 nhân viên của công ty giao nhận và chủ hàng (dùng vận đơn gốc hay loại đã nộp)… Doanh nghiệp nên lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp với đặc tính ngành, nghề; đơn cử là những thuận lợi khi áp dụng điều khoản trọng tài giải quyết tranh chấp trong hoạt động logistics.

 

 

  •  

 

hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook
avatar
Xin chào
close nav