QUY ĐỊNH CỦA HẢI QUAN VỀ PHÂN LUỒNG HÀNG HÓA TRONG XUẤT NHẬP KHẨU
Phân luồng hải quan là một khâu quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình lưu thông hàng hoá. Vậy phân luồng hải quan là gì và quy định phân luồng tờ khai hải quan như thế nào? Doanh nghiệp cần phải lưu ý gì để thông quan hàng hóa nhanh chóng? Hãy cùng MDCT LOGISTICS tìm hiểu trong bài dưới đây!
Phân luồng hải quan là gì?
Khái niệm phân luồng hải quan
Phân luồng hải quan là quá trình phân chia và xử lý hàng hóa được nhập khẩu hoặc xuất khẩu qua cửa khẩu. Nó bao gồm việc xác định loại hàng hóa, xác định mã hải quan, tính thuế và các chi phí phí liên quan đến việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa. Phân luồng hải quan trên thực tế là hình thức với mục đích giúp hải quan giám sát, kiểm tra, quản lý hàng hóa ra vào lãnh thổ Việt Nam.
Hải quan phân luồng tờ khai hải quan thành 3 luồng: Luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ.
Ý nghĩa của việc phân luồng hải quan
Việc phân luồng hải quan có ý nghĩa quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Việc phân thành 3 luồng xanh, vàng, đỏ giúp quá trình xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa được chính xác, hiệu quả và nhanh chóng. Có thể liên hệ luồng xanh, vàng, đỏ với màu sắc của đèn giao thông.
Mức độ kiểm tra của hải quan đối với hàng hóa sẽ tăng dần từ luồng xanh, luồng vàng đến luồng đỏ là mức độ kiểm soát hàng hóa cao nhất. Vì vậy, việc thông quan hàng hóa đối với luồng đỏ sẽ được thực hiện nghiêm ngặt hơn, cụ thể là kiểu tra thực thế hàng hóa và bộ chứng từ nhập khẩu theo quy định. Ngược lại đối với luồng xanh sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, việc phân luồng tờ khai hải quan còn nhằm mục đích đảm bảo việc quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu một cách chặt chẽ hơn, chống buôn lậu, gian lận,... đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên đối với những doanh nghiệp chấp hành đúng quy định hải quan và xuất nhập khẩu hàng hóa.
Quy định phân luồng tờ khai hải quan
Đối với luồng xanh
Luồng xanh thường là các doanh nghiệp đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan và xuất nhập khẩu hàng hóa. Tại đây doanh nghiệp được miễn kiểm tra hồ sơ và kiểm tra chi tiết hàng hóa. Hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được thông quan từ thông tin khai hải quan điện tử, được miễn kiểm tra hồ sơ và chi tiết hàng hóa, đi thẳng tới bước thu phí và đóng dấu.
Luồng xanh là luồng mà nhiều doanh nghiệp mong muốn nhất. Khi tờ khai được phân luồng xanh thì thời gian thông quan sẽ rất nhanh, từ đó tiết kiệm được chi phí lưu kho và đẩy nhanh tốc độ lấy hàng.
Đối với luồng vàng
Tờ khai được phân luồng vàng thì phải được hải quan kiểm tra hồ sơ, tuy nhiên được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về Hải quan. Ngoài ra, các ngành hàng sau cũng được miễn kiểm tra thực tế: máy móc, thiết bị thuộc diện miễn thuế của các dự án đầu tư, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu Thương mại tự do, hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định,…
Đối với luồng đỏ
Trong trường hợp kết quả phân luồng là luồng đỏ, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ đồng thời kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa. Có 3 mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa như sau:
-
Mức 1: Kiểm tra toàn bộ lô hàng
-
Mức 2: Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi kết luận được mức độ vi phạm, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra.
-
Mức 3: Kiểm tra thực tế 5% lô hàng, tiếp tục kiểm tra nếu phát hiện vi phạm, nếu không thì kết thúc kiểm tra.
Nếu như doanh nghiệp bị phân luồng vàng hoặc đỏ sẽ phải tiến hành kiểm hóa. Nếu trong quá trình kiểm hóa mà phát hiện vi phạm thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ. Ngoài phạt tiền, doanh nghiệp có thể sẽ bị tịch thu hàng hóa, cấm xuất nhập khẩu hàng hóa, vi phạm Luật hải quan, ảnh hưởng tới những lần phân luồng hải quan sau này,...
Quy trình thực hiện phân luồng hải quan
Quy trình phân luồng tờ khai hải quan điện tử gồm 5 bước như sau:
-
Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Doanh nghiệp tiến hành đăng ký tờ khai.
-
Bước 2: Kiểm tra tờ khai hải quan, đưa ra hình thức và mức độ kiểm tra,
-
Bước 3: Hải quan kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa.
-
Bước 4: Thu lệ phí hải quan theo quy định, trả tờ khai hải quan cho doanh nghiệp.
-
Bước 5: Lưu trữ hồ sơ và tiến hành kiểm tra sau thông quan nếu cần thiết.
Việc phân luồng hải quan có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ kinh nghiệm và đôi khi sẽ có những sai sót trong việc thủ tục hải quan, đối với những ngành hàng khó, đòi hỏi nhiều thủ tục phức tạp sẽ gây không ít những khó khăn cho doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm. Hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp đã hiểu được phân luồng hải quan là gì cũng như những quy định liên quan tới phân luồng tờ khai hải quan. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ thuê làm thủ tục hải quan tại MDCT LOGISTICS, hãy liên hệ tới chúng tôi qua hotline 0865 763 169 để được tư vấn chi tiết nhất!