Trung Quốc là quốc gia đứng đầu danh sách xuất/ nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Hầu hết tất cả các mặt hàng hiện nay đều có thể tìm thấy tại quốc gia tỷ dân này. Do đó, Trung Quốc trở thành nguồn hàng cực kỳ lớn cho các doanh nghiệp, đơn vị hoặc cá nhân kinh doanh. Vậy, quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam như thế nào, hãy cùng MDCT Logistics tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
MỤC LỤC
1. Tại sao nên nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
2. Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam
2.1 Tìm kiếm nhà cung cấp và tham khảo giá
2.2 Tiến hàng đặt hàng
2.3 Lựa chọn hình thức vận tải
2.4 Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu
2.5 Khai báo và thông quan hàng hóa
2.6 Lấy hàng và vận chuyển về kho nội địa
3. Những lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam
1. Tại sao nên nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đem lại nhiều lợi ích cho các nhà kinh doanh, giúp ngành này trở thành ngành có lợi nhuận cao và được nhiều người lựa chọn.
- Hầu hết các sản phẩm đều có thể được sản xuất ở Trung Quốc
- Công nghệ sản xuất phát triển, nguyên liệu sẵn có, nguồn lao động dồi dào nên chi phí sản xuất thấp, giá thành hàng hóa rẻ.
- Việt Nam có đường biên giới trải dài giáp với Trung Quốc nên việc vận chuyển hàng hóa rất dễ dàng.
- Việt Nam và Trung Quốc là đối tác quan trọng của nhau, có nhiều chính sách thương mại tích cực nên thủ tục nhập khẩu hàng hóa khá đơn giản.
2. Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam
2.1 Tìm kiếm nhà cung cấp và tham khảo giá
Sau khi xác định được sản phẩm kinh doanh, việc tìm kiếm nhà cung cấp là rất quan trọng. Bạn cần xác định được những thông tin sau:
- Quy mô công ty, địa chỉ và phương thức liên hệ cụ thể
- Thị trường xuất khẩu chính của công ty đó
- Các sản phẩm nổi tiếng của công ty đó
- Chất lượng hàng hóa, quy cách đóng gói, thời gian sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm
- Giá cả và phương thức thanh toán
Để tránh rủi ro, sau khi đã đánh giá được những yếu tố trên, bạn nên nhập khẩu mẫu sản phẩm của nhà cung cấp đó trước để kiểm tra thực tế. Nếu sản phẩm đó đúng với thông tin nhà cung cấp đưa ra và phù hợp với nhu cầu của bạn thì mới mua hàng với số lượng lớn.
2.2 Tiến hàng đặt hàng
Tùy theo việc trao đổi giữa các bên mà có cách đặt hàng khác nhau, thông qua hợp đồng hoặc đơn đặt hàng. Tuy nhiên, các thông tin cần phải có trong một hợp đồng/ đơn đặt hàng bao gồm:
- Thông tin của người bán: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, đại diện công ty
- Thông tin người mua: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, đại diện công ty
- Thông tin hàng hóa: tên hàng, mẫu mã, kích thước, quy cách và số lượng hàng hóa, đơn giá và tổng giá trị đơn hàng.
- Điều kiện thanh toán và giao hàng
- Thời gian giao nhận
Trong hồ sơ nhập khẩu thì hợp đồng thương mại là giấy tờ bắt buộc phải có. Vậy nên hãy chuẩn bị một bản hợp đồng kỹ càng với tất cả các điều khoản trên.
2.3 Lựa chọn hình thức vận tải
Việc vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam hiện có rất nhiều phương thức như đường bộ, đường biển, đường hàng không. Và mỗi phương thức lại có những ưu, nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào loại hàng hóa, quãng đường vận chuyển và mong muốn của bạn mà có thể lựa chọn loại hình vận tải phù hợp.
Tìm hiểu thêm về phương thức vận tải đường bộ đang được sử dụng phổ biển trong vận tải Trung Việt.
Dịch vụ vận chuyển Trung Việt hiện nay cũng rất phát triển. Có rất nhiều đơn vị vận tải kinh nghiệm và uy tín bạn có thể lựa chọn để được tư vấn và báo giá chi phí vận tải đầy đủ nhất. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh được các chi phí phát sinh khi không nắm chắc được việc vận chuyển và thông quan giữa hai quốc gia.
2.4 Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu
Trong nhập khẩu hàng hóa quốc tế, hồ sơ nhập khẩu là yếu tố vô cùng quan trọng để sản phẩm bạn mua có thể được đưa vào Việt Nam. Các hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Hợp đồng thương mại (Contract)
- Hóa đơn (Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
- Chứng nhận xuất xứ hàng hóa form E (Nếu có)
- Giấy phép nhập khẩu
Các hồ sơ trên cần là bản gốc, hoặc được kiểm tra nháp trước khi phát hành chính thức để tránh những sai sót, làm mất thêm thời gian, và có thể phát sinh chi phí nằm chờ, lưu kho bãi tại cửa khẩu hoặc cảng.
2.5 Khai báo và thông quan hàng hóa
Đơn vị nhập khẩu sẽ phải đăng ký tài khoản khai báo với cơ quan hải quan. Sau đó đơn vị sẽ thực hiện các bước khai báo cho hàng hóa của mình trên hệ hệ thống của hải quan. Nếu hàng hóa không nằm trong danh mục hàng hóa đặc biệt, hàng cần kiểm tra thì ngay sau khi khai báo hải quan và nộp thuế xong, bạn có thể tiến hành lấy hàng về.
2.6 Lấy hàng và vận chuyển về kho nội địa
Sau khi hàng hóa đã thông quan, bạn có thể đưa hàng hóa về kho hàng của mình. Nếu doanh nghiệp của bạn có phương tiện vận tải chuyên dụng, bạn có thể chỉ cần sử dụng dịch vụ khai thuê hải quan để tiết kiệm chi phí vận chuyển nội địa.
3. Những lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam
Việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam tuy đơn giản nhưng có rất nhiều bước và nhiều điều cần lưu ý. Vậy nên, nếu doanh nghiệp của bạn lần đầu nhập hàng quốc tế hoặc không có đội ngũ mua hàng và vận chuyển hàng hóa thì nên lựa chọn một đơn vị uy tín để thực hiện các công việc trên.
Đến với MDCT Logistics, bạn không chỉ được tư vấn phương thức vận chuyển hai đầu Trung – Việt với chi phí hợp lý, khai thuê hải quan nhanh chóng mà bạn còn có thể được giới thiệu và kết nối với nhà cung cấp uy tín nhất. MDCT Logistics sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong việc kinh doanh nhập khẩu hàng quốc tế.