Xe nâng tay là một loại thiết bị nâng hạ thủ công được sử dụng rộng rãi trong các kho bãi, nhà xưởng để nâng, hạ và di chuyển các pallet hàng hóa. Với nhu cầu sử dụng ngày càng cao, việc nhập khẩu xe nâng tay càng được quan tâm hơn. Để có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu xe nâng tay, MDCT Logistics sẽ đưa ra chi tiết về các thông tin cần thiết liên quan đến thủ tục nhập khẩu xe nâng tay.
Xe nâng tay là gì?
Xe nâng tay là một loại thiết bị nâng hạ thủ công được sử dụng rộng rãi trong các kho bãi, nhà xưởng để nâng, hạ và di chuyển các pallet hàng hóa. Nhờ thiết kế đơn giản, dễ sử dụng và khả năng nâng hạ hiệu quả, xe nâng tay đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong các hoạt động logistic và sản xuất.
Xe nâng tay là một trong những công cụ không thể thiếu trong các nhà máy, kho bãi, và các khu vực sản xuất. Chúng giúp vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và dễ dàng mà không cần dùng đến máy móc cồng kềnh. Xe nâng tay, hay còn gọi là "pallet jack", có cấu trúc đơn giản nhưng đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất và lưu kho.
Xe nâng tay có vai trò vận chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm khác trong một không gian nhỏ hẹp, đặc biệt là ở những nơi xe nâng lớn không thể tiếp cận. Nhờ vào sự tiện lợi, xe nâng tay giúp tiết kiệm thời gian và công sức, góp phần tăng năng suất lao động.
Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu dụng cụ chơi PICKLEBALL từ Trung Quốc về Việt Nam
Mã HS và thuế nhập khẩu xe nâng tay
Thủ tục nhập khẩu xe nâng tay là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Việc nắm rõ các bước và giấy tờ cần thiết sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Quy định về nhập khẩu xe nâng tay
Chính sách nhập khẩu xe nâng tay các loại được quy định trong các loại văn bản sau:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
- Thông tư 39/2016/TT-BGTVT ngày 6/12/2016
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017
- Thông tư 12/2022/TT-BGTVT ngày 30/06/2022
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Theo những văn bản trên thì mặt hàng xe nâng tay không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Đối với xe nâng đã qua sử dụng thì thuộc danh mục nhập khẩu có điều kiện, phải kiểm tra chất lượng theo quy định. Khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng tay cần phải lưu ý đến những điểm sau đây:
- Xe nâng phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu
- Xác định đúng mã HS để xác định thuế và tránh bị phạt
- Xe nâng tay nhập khẩu phải có tem nhãn theo nghị định số 43/2017/NĐ-CP
Mã HS Code của xe nâng tay
Mã HS Code của xe nâng tay thường thuộc nhóm 8427. Nhóm này bao gồm các loại xe nâng hạ, xếp tầng hàng bằng cơ cấu càng nâng và các loại xe công xưởng khác có lắp thiết bị nâng hạ hoặc xếp hàng.
Tuy nhiên, mã HS cụ thể sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Loại xe nâng: Xe nâng tay thấp, xe nâng tay cao, xe nâng điện, xe nâng dầu...
- Cấu tạo và chức năng: Có thêm các thiết bị nâng hạ đặc biệt hay không?
- Chất liệu: Thép, hợp kim...
Mã HS xe nâng tay tham khảo nhóm 8427, các mã HS dành cho xe nâng tay như:
- 84271000 - Xe tự hành chạy bằng mô tơ điện
- 84272000 - Xe tự hành khác
- 84279000 - Các loại xe khác
Xác định đúng mã hs rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng tay. Việc xác định sai mã hs sẽ mang lại những rủi ro nhất định như:
- Trì hoãn thủ tục hải quan
- Chịu phạt do khai sai mã HS
- Chậm giao hàng do cơ quan kiểm tra có thể yêu cầu chỉnh sửa lại các thông tin và làm rõ thông tin.
- Trong trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ phải đối mặt với mức phạt thấp nhất là từ 2.000.000 VNĐ
Thuế suất nhập khẩu xe nâng tay
Ngoài việc nắm rõ các mã trên và xác định dòng xe nâng để nhập khẩu về nước của doanh nghiệp thuộc HS nào. Thì việc tìm hiểu và nắm rõ các quy định thuế khi nhập khẩu xe nâng tay nhằm giúp bạn dễ dàng tính thuế. Theo đó, khi nhập xe nâng tay mới 100% và cũ sẽ có các loại thuế sau:
- Thuế nhập khẩu thông thường: 5%
- Thuế VAT: 10%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%
Thuế suất nhập khẩu xe nâng tay có thể thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố như:
- Xuất xứ của hàng hóa: Các quốc gia có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thường có mức thuế ưu đãi hơn.
- Thời điểm nhập khẩu: Chính sách thuế có thể thay đổi theo thời gian, do đó cần cập nhật thông tin mới nhất.
- Loại xe nâng: Xe nâng điện, xe nâng dầu, xe nâng xăng có thể có mức thuế khác nhau.
- Tình trạng hàng hóa: Xe nâng mới hay đã qua sử dụng.
Tham khảo về: Những lưu ý trong thủ tục nhập khẩu máy phát điện
Chi tiết về thủ tục nhập khẩu xe nâng tay
Nhập khẩu xe nâng tay là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Để nhập khẩu xe nâng tay về Việt Nam, bạn cần phải đăng kiểm chất lượng của xe. Để làm thủ tục đăng kiểm xe, bạn có thể thực hiện theo các bước sau.
Làm thủ tục đăng kiểm khi nhập khẩu xe nâng
Bước 1: Nộp hồ sơ xin đăng ký tại Chi Cục đăng kiểm Việt Nam gần nhất. (Bước này có thể làm trước khi hàng về đến cảng/cửa khẩu…).
Có 2 hình thức để đăng ký bao gồm đăng ký bằng hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quản hải quan và đăng ký bằng hồ sơ online (chỉ áp dụng với cục đăng kiểm)
Khi thực hiện đăng ký bằng hồ sơ giấy, bạn cần chuẩn bị các chứng từ sau:
- Giấy Đăng ký kiểm tra chất lượng (Theo mẫu)
- Hợp đồng (Contract)
- Hóa đơn (Invoice)
- Danh mục hàng hóa (Packing list)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (Declaration of imported goods) (nếu có)
- Tài liệu kỹ thuật (Technical document)
- Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) (No of Quality Certificate)
- Giấy chứng nhận nguồn gốc (C/O) (No of Quality Original) (nếu có).
Khi thực hiện đăng ký bằng hồ sơ online thì bạn cần thực hiện như sau:
- Để đăng ký hồ sơ online, cá nhân (tổ chức) làm tờ khai cần phải Đăng ký tài khoản một cửa tại website: https://vnsw.gov.vn/.
- Quy trình cụ thể như sau: Đăng nhập -> Chọn Cục Đăng kiểm -> Quản lý hồ sơ -> Thêm mới hồ sơ.
Bước 2: Sau khi có đăng ký được xác nhận của Chi cục đăng kiểm, có thể mở tờ khai và đưa hàng về kho để tránh phát sinh phí lưu.
Bước 3: Mời cán bộ đăng kiểm tới kiểm tra thực tế xe.
Bước 4: Chờ kết quả và làm thủ tục thông quan (sau khi có chứng thư).
- Hiện nay, để tiết kiệm thời gian, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký đăng kiểm thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia.
- Thời gian thực hiện đăng ký đăng kiểm:
+ Nộp hồ sơ đăng ký hợp lệ, Doanh nghiệp nhận được kết quả đăng ký trong 1 ngày làm việc
+ Hồ sơ đăng ký không hợp lệ, bộ phận tiếp nhận phản hồi lại trong 1 ngày làm việc
+ Thời gian kiểm tra thực tế xe trong 1 ngày làm việc
+ Từ ngày nhận số đăng ký đến ngày kiểm tra thực tế xe nâng: không quá 15 ngày
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra xe thực tế và nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Chứng chỉ chất lượng.
Thủ tục hải quan nhập khẩu xe nâng tay
Trước khi tiến hành nhập khẩu, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Hợp đồng mua bán: Bao gồm thông tin về bên mua, bên bán, số lượng, loại xe, giá cả, điều kiện giao hàng...
- Hóa đơn thương mại: Chi tiết các sản phẩm mua bán, giá trị, đơn vị tiền tệ...
- Vận đơn: Chứng minh việc hàng hóa đã được vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam.
- Danh mục đóng gói: Liệt kê chi tiết các sản phẩm trong lô hàng, số lượng, trọng lượng, kích thước...
- Chứng nhận xuất xứ: Xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
- Tài liệu kỹ thuật: Bao gồm thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, catalog...
- Giấy phép nhập khẩu: (nếu có) Đối với một số loại xe nâng đặc biệt, có thể yêu cầu giấy phép nhập khẩu.
Lưu ý khi nhập khẩu xe nâng tay
Các thông tin trên chứng từ phải được thể hiện rõ ràng, bao gồm các thông tin dữ liệu về:
- Nhãn hiệu (Trademark)
- Kiểu loại (Model)
- Số khung (Chassis no)
- Số máy (Engine no)
- Xuất xứ (Origin)
- Hiện trạng: Máy mới (new)/ máy cũ (used).
- Xe nâng bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ bị cấm nhập khẩu (Phụ lục II, ND 69/2018)
- Xe nâng đã qua sử dụng được phép nhập khẩu.
Tìm hiểu về: Chi tiết về thủ tục nhập khẩu máy may công nghiệp
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu xe nâng tay mà MDCT muốn chia sẻ cho bạn. Nhập khẩu xe nâng tay vào Việt Nam là một quá trình phức tạp, yêu cầu doanh nghiệp nắm vững các quy định pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quy trình hải quan. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng cách, việc này sẽ mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp, giúp tăng cường hiệu suất sản xuất và tiết kiệm chi phí.