Hướng dẫn chi tiết làm thủ tục nhập khẩu cân điện tử

DUY NAM - 25/11/2024

Cân điện tử chắc không còn quá xa lạ với nhiều người, nó có thể đo lường với độ chính xác rất cao. Nhập khẩu cân điện tử là một quy trình phức tạp, yêu cầu doanh nghiệp phải hiểu rõ các bước cần thiết và tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật. Trong bài viết này, MDCT Logistics sẽ cung cấp thông tin chi tiết và hướng dẫn từng bước để giúp bạn hoàn thành thủ tục nhập khẩu cân điện tử một cách hiệu quả.

Cân điện tử là gì và vai trò của nó trong sản xuất, kinh doanh

Cân điện tử là gì và vai trò của nó trong sản xuất, kinh doanh

Cân điện tử là một thiết bị đo lường trọng lượng sử dụng công nghệ điện tử và cảm biến lực (loadcell) để xác định khối lượng của vật thể. So với cân cơ học truyền thống, cân điện tử cung cấp kết quả đo chính xác hơn, nhanh chóng hơn và có nhiều tính năng hiện đại hơn.

Khi đặt vật lên bàn cân, lực tác dụng lên loadcell sẽ làm biến dạng cảm biến. Sự biến dạng này sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu điện tử và xử lý bởi mạch điện tử bên trong cân. Cuối cùng, kết quả đo được hiển thị trên màn hình kỹ thuật số.

Cân điện tử đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, cụ thể:

  • Sản xuất: Giúp đo lường chính xác lượng nguyên liệu cần thiết trong quá trình sản xuất, đảm bảo tỷ lệ pha chế đúng. Đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu về trọng lượng, từ đó duy trì chất lượng sản phẩm đồng nhất. Giúp kiểm soát lượng nguyên liệu sử dụng, giảm thiểu lãng phí.
  • Đóng gói: Kiểm tra trọng lượng của sản phẩm sau khi đóng gói để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quy định về trọng lượng. Giúp tối ưu hóa quá trình đóng gói, giảm thiểu lãng phí nguyên liệu và tăng cường hiệu quả sản xuất.
  • Thương mại: Đảm bảo khách hàng được tính đúng giá tiền hàng hóa. Tạo sự tin tưởng cho khách hàng về chất lượng dịch vụ.
  • Nghiên cứu: Sử dụng trong các thí nghiệm, nghiên cứu đòi hỏi độ chính xác cao.

Xem thêm về: Cược cont là gì? Chi phí và thủ tục cược Container như thế nào?

Quy định pháp luật về nhập khẩu cân điện tử tại Việt Nam

Quy định pháp luật về nhập khẩu cân điện tử tại Việt Nam

Việc nhập khẩu cân điện tử vào Việt Nam chịu sự quản lý của các quy định pháp luật về đo lường và hải quan. Mặc dù không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, nhưng để đảm bảo việc nhập khẩu diễn ra thuận lợi và tuân thủ đúng quy định, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:

Các quy định chính cần lưu ý:

  • Thông tư 23/2013/TT-BKHCN: Quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 (trong đó có cân điện tử). Thông tư này quy định về các yêu cầu kỹ thuật, kiểm định, dán nhãn đối với cân điện tử.
  • Công văn 2177/TĐ-Đl: Hướng dẫn thực hiện chi tiết Thông tư 23/2013/TT-BKHCN.
  • Quyết định 2284/QĐ-BKHCN: Quy định mã HS code cho thiết bị đo lường nhóm 2.
  • Nghị định 43/2017/NĐ-CP: Quy định về dán nhãn hàng hóa, trong đó có quy định về việc dán nhãn cho cân điện tử.

Những điểm cần lưu ý khi nhập khẩu cân điện tử:

  • Cân điện tử đã qua sử dụng: Được phép nhập khẩu nếu tuổi thọ dưới 10 năm.

  • Kiểm tra chất lượng: Cân điện tử phải được kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu và có chứng nhận hợp quy.
  • Dán nhãn: Phải dán nhãn hàng hóa theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
  • Mã HS: Xác định đúng mã HS để áp dụng đúng biểu thuế.
  • Thuế nhập khẩu: Cân điện tử thường có thuế suất ưu đãi, nhưng cần kiểm tra cụ thể theo mã HS.

Các loại cân điện tử phổ biến được nhập khẩu

Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn cân điện tử từ nhiều quốc gia trên thế giới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Dưới đây là một số loại cân điện tử phổ biến được nhập khẩu vào Việt Nam, cùng với hình ảnh minh họa:

  • Cân bàn điện tử: Có bàn cân phẳng, thường được sử dụng để cân các vật thể có trọng lượng vừa và nhỏ. Sử dụng rộng rãi trong các cửa hàng, nhà bếp, phòng thí nghiệm, nhà máy sản xuất.
  • Cân sàn điện tử: Có diện tích bề mặt lớn, được lắp đặt cố định trên sàn. Sử dụng để cân các vật thể có trọng lượng lớn như hàng hóa, nguyên vật liệu, xe nâng.
  • Cân treo điện tử: Có móc treo, được sử dụng để cân các vật thể ở những vị trí khó tiếp cận hoặc cần di chuyển. Sử dụng trong các nhà máy, kho bãi, công trình xây dựng.
  • Cân ô tô, xe tải: Có kích thước lớn, được lắp đặt cố định trên nền bê tông. Sử dụng để cân các loại xe ô tô, xe tải, nhằm kiểm soát trọng tải và đảm bảo an toàn giao thông.
  • Cân đếm điện tử: Có chức năng đếm số lượng sản phẩm dựa trên trọng lượng trung bình của mỗi sản phẩm. Sử dụng trong các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, dược phẩm, thực phẩm.
  • Cân phân tích: Có độ chính xác rất cao, thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm. Sử dụng để cân các chất hóa học, dược phẩm, mẫu vật sinh học.

Quy định việc dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu cân điện tử

Quy định việc dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu cân điện tử

Việc dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu cân điện tử là một yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhãn mác không chỉ cung cấp thông tin về sản phẩm mà còn đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và tuân thủ các quy định về an toàn và chất lượng hàng hóa.

Tại sao phải dán nhãn:

  • Cung cấp thông tin: Nhãn mác cung cấp các thông tin cần thiết về sản phẩm như: tên sản phẩm, model, nhà sản xuất, xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, bảo quản,...
  • Bảo vệ người tiêu dùng: Giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp và tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
  • Tuân thủ pháp luật: Đảm bảo việc nhập khẩu và lưu thông hàng hóa tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường, chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng.

Theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP, nhãn mác của cân điện tử phải ghi rõ các thông tin sau:

  • Thông tin về người sản xuất: Tên, địa chỉ của nhà sản xuất.
  • Thông tin về người nhập khẩu: Tên, địa chỉ của đơn vị nhập khẩu.
  • Tên và thông tin chi tiết về sản phẩm: Model, số serial, chức năng chính.
  • Xuất xứ của sản phẩm: Nơi sản xuất.
  • Hướng dẫn sử dụng và bảo quản: Các thông tin cần thiết để sử dụng và bảo quản sản phẩm một cách an toàn và hiệu quả.
  • Các thông số kỹ thuật: Tải trọng tối đa, độ chính xác, đơn vị đo,...
  • Ngày sản xuất và hạn sử dụng (nếu có).

Tìm hiểu thêm về: Những điều cần biết về thủ tục nhập khẩu máy in​

HS Code của cân điện tử

HS Code của cân điện tử

HS code được xem như một quy chuẩn cho việc phân loại hàng hóa trên thế giới, việc xác định đúng mã HS sẽ giúp bạn có thể áp dụng được đúng biểu thuế cho từng sản phẩm. Dưới đây là bảng tổng hợp mã HS của cân điện tử các loại.

Mô tả  Mã HS Thuế NK ưu đãi
Mã HS cân điện tử được sử dụng để cân người hoặc trong gia đình 84231010 20%
Mã HS cân điện tử băng tải 84232010 0%
Mã HS cân điện tử dùng để cân trọng lượng cố định khi đóng gói vật liệu với trọng lượng xác định trước khi cho vào bao túi hoặc đồ chứa. 84233010 0%
Mã HS cân điện tử dùng cho mục đích khác có trọng lượng cân tối đa không quá 30kgs 84238110 20%
Mã HS cân điện tử có thể dùng để cân hàng hóa từ 30kgs đến 1000kgs và sử dụng để cân xe có động cơ. 84238231 7%
Mã HS cân điện tử có thể cân hàng hóa từ 30kg đến 1000kg cho các loại khác.  84238232 7%
Mã HS cân điện tử có thể cân trên 1000kg đến 5000kg, dùng loại cân xe có động cơ.  84238241 3%
Mã HS cân điện tử có thể cân trên 1000kg đến 5000kg, dùng được cho loại khác.  84238242 3%
Mã HS cân điện tử khác 84238910 3%

Cân điện tử sẽ thuộc chương 84, mã HS thuộc nhóm 8423. Để có thể xác định được mã HS chính xác nhất cho mặt hàng cân điện tử của mình thì bạn nên liên hệ với MDCT Logistics để được tư vấn chi tiết hơn nhé. 

Thuế nhập khẩu cân điện tử

Thuế nhập khẩu cân điện tử

Thuế nhập khẩu cân điện tử là một trong những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm khi nhập khẩu loại hàng hóa này. Mức thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nhập khẩu và tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Mức thuế nhập khẩu cân điện tử phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là mã HS (Hệ thống hài hòa) của sản phẩm. Mã HS là một mã số quốc tế dùng để phân loại hàng hóa, mỗi mã HS sẽ tương ứng với một mức thuế nhập khẩu khác nhau.

Cân điện tử khi nhập khẩu vào nước ta chắc chắn phải chịu 2 loại thuế cơ bản là thuế nhập khẩu và thuế GTGT (VAT):

  • Thuế GTGT (VAT) của cân nhập khẩu là: 8%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi của cân điện tử là: từ 0-20%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form D (từ các nước khối ASEAN): 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form E (từ Trung Quốc): 0%

Để có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì bạn cần chuẩn bị chứng nhận xuất xứ ( chứng nhận C/O), bạn có thể yêu cầu người bán cung cấp. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn gì khi xác định mã HS và tính thuế cho cân điện tử thì hãy liên hệ với MDCT Logistics, chúng tôi sẽ tư vấn hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Thủ tục nhập khẩu cân điện tử

Thủ tục nhập khẩu cân điện tử

Khi nhập khẩu cân điện tử, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại chứng từ để hoàn tất thủ tục hải quan. Dưới đây là những giấy tờ quan trọng nhất:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng thương mại
  • Hóa đơn thương mại
  • Danh sách đóng gói hàng (Packing List)
  • Vận đơn
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng cân điện tử;
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O ) ; 
  • Catalog chi tiết về cân điện tử (nếu có) 

Các giấy tờ còn lại như hóa đơn thương mại, chứng nhận xuất xứ có thể đ ược yêu cầu bổ sung sau. Tuy nhiên, để quá trình thông quan diễn ra suôn sẻ, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ ngay từ đầu. Việc chậm trễ trong việc bổ sung giấy tờ có thể dẫn đến việc hàng hóa bị giữ lại tại cảng, gây ra nhiều phiền phức và chi phí phát sinh.

Các bước làm thủ tục nhập khẩu cân điện tử

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Khai báo hải quan trên hệ thống VNACCS/VCIS là bước khởi đầu không thể thiếu khi nhập khẩu cân điện tử. Việc khai báo muộn hơn 30 ngày kể từ khi hàng đến cảng sẽ dẫn đến các khoản phạt hành chính. Do đó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, đặc biệt là mã HS chính xác để quá trình thông quan diễn ra thuận lợi.

Bước 2: Đăng ký kiểm định chất lượng cân điện tử

Như chúng tôi đã có nói ở trên thì bạn cần đăng ký kiểm tra chất lượng cho cân điện tử trước khi nhập khẩu, và dưới đây là quy trình thực hiện bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra

Trước tiên bạn cần biết là cân điện tử là hàng hóa thuộc danh mục quản lý của Tổng cục đo lường. Nên Tổng cục đo lường sẽ là nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng cân của bạn. Bạn có thể tiến hành đăng ký trực tiếp hoặc thông qua hệ thống của bộ Khoa học và Công nghệ. Khi đăng ký bạn sẽ cần bộ hồ sơ sau:

  • Giấy đăng ký Kiểm tra chất lượng theo mẫu
  • Hợp đồng 
  • Hóa đơn thương mại 
  • Quy cách đóng gói
  • Vận tải đơn 
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O):
  • Tờ khai hải quan

Thêm nữa là Tổng cục đo lường sẽ không trực tiếp lấy mẫu và tiến hành kiểm định nên bạn sẽ cần đăng ký với một đơn vị được cấp phép kiểm định. Bạn sẽ cần tiến hành đăng ký kiểm tra song song với việc khai tờ khai quan để đảm bảo tiến độ thông quan hàng hóa.

Bước 2: Lấy mẫu và tiến hành kiểm tra

Sau khoảng 1 ngày làm việc thì Tổng cục đo lường sẽ xét duyệt hồ sơ cho bạn. Lúc này bạn mang bộ hồ sơ đăng ký có xác nhận xuống chi cục hải quan để tiến hành thông quan hàng hóa. Khi hàng hóa của bạn đã thông quan thì có thể liên hệ với đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng mà bạn đã đăng ký ở trên để xuống lấy mẫu hàng hóa. Và sau khoảng 4 ngày làm việc thì bạn sẽ nhận được kết quả kiểm định cân.

Bước 3: Nhận kết quả 

Khi đã có kết quả kiểm định thì bạn sẽ nộp lên hệ thống để bên Tổng cục đo lường có thể đánh giá kết quả có đáp ứng được các tiêu chuẩn không. Nếu như cân của bạn có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn thì họ sẽ cấp cho bạn một chứng nhận hợp quy. Lúc này thì bạn chỉ cần mang chứng nhận hợp quy đồ cho bên hải quan để họ đóng hồ sơ nhập khẩu.

Bước 3: Mở tờ khai quan

Khi bạn đã khai tờ khai quan thành công thì hệ thống hải quan sẽ trả về cho bạn kết quả phân luồng. Có tất cả 3 luồng thì tùy vào kết quả phân luồng bạn có thể tiến hành các bước tiếp theo. Để có thể mở tờ khai thì bạn cần in tờ khai và mang xuống chi cục hải quan đề tiến hành thông quan hàng hóa.

Bước 4: Thông quan hàng hóa

Thuồng thường bước này các cán bộ hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn nếu như giấy tờ của bạn không có vấn đề gì thì bạn chỉ cần đóng thuế và mang hàng hóa về bảo quản. Lúc này bạn sẽ cần liên hệ với đơn vị chịu trách nhiệm kiểm định đã đăng ký để họ xuống lấy mẫu mang đi kiểm tra. 

Từ đây thì bạn làm theo bước 2 và bước 3 của phần “Đăng ký kiểm tra chất lượng cân điện tử ” để có thể thông quan thành công.

Bước 5: Thanh lý tờ khai

Khi đã có được kết quả kiểm định cân thì bạn chỉ cần nộp lại cho bên hải quan để họ có thể đóng hồ sơ nhập khẩu. Sau khi đã hoàn thành các bước ở trên thì quy trình làm thủ tục nhập khẩu cân điện từ của bạn chính thức hoàn tất.

Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu cân điện tử trọn gói của MDCT Logistics

MDCT Logistics là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam nhanh chóng, hỗ trợ làm thủ tục nhập khẩu trọn gói, bao gồm cả cân điện tử. Với kinh nghiệm dày dặn và đội ngũ chuyên nghiệp, MDCT cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo hàng hóa được thông quan nhanh chóng, an toàn.

Tại sao nên chọn dịch vụ của MDCT Logistics:

  • Tiết kiệm thời gian: MDCT sẽ lo toàn bộ các thủ tục hải quan, từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi hàng hóa được thông quan, giúp doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi.
  • Chi phí hợp lý: Với quy trình làm việc tối ưu và mối quan hệ rộng với các đối tác, MDCT cam kết cung cấp dịch vụ với chi phí cạnh tranh nhất.
  • Đảm bảo an toàn: MDCT luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật và các tiêu chuẩn quốc tế về vận chuyển hàng hóa, đảm bảo hàng hóa của khách hàng luôn được bảo vệ an toàn.
  • Hỗ trợ 24/7: Đội ngũ nhân viên của MDCT luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7, giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp các thông tin cần thiết.
  • Dịch vụ trọn gói: Ngoài làm thủ tục hải quan, MDCT còn cung cấp các dịch vụ đi kèm như vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa, khai báo hải quan điện tử,...

Quy trình làm việc của MDCT Logistics:

  1. Tiếp nhận thông tin: Khách hàng cung cấp thông tin chi tiết về lô hàng cân điện tử cần nhập khẩu.
  2. Tư vấn và báo giá: MDCT sẽ tư vấn về các thủ tục hải quan, các loại thuế phải nộp và báo giá chi tiết cho khách hàng.
  3. Chuẩn bị hồ sơ: MDCT sẽ chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục hải quan.
  4. Thực hiện thủ tục hải quan: MDCT sẽ đại diện cho khách hàng thực hiện các thủ tục hải quan tại các cảng biển, sân bay.
  5. Giao hàng: Sau khi hàng hóa được thông quan, MDCT sẽ giao hàng đến địa chỉ mà khách hàng yêu cầu.

Các dịch vụ đi kèm:

  • Vận chuyển quốc tế: MDCT cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ.
  • Bảo hiểm hàng hóa: MDCT giúp khách hàng bảo hiểm hàng hóa để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
  • Khai báo hải quan điện tử: MDCT hỗ trợ khách hàng khai báo hải quan điện tử, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Tìm kiếm nguồn hàng: MDCT giúp khách hàng tìm kiếm các nhà cung cấp cân điện tử uy tín trên thị trường quốc tế.

Với dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu cân điện tử trọn gói của MDCT Logistics, doanh nghiệp có thể yên tâm về mọi khâu trong quá trình nhập khẩu, từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi hàng hóa về đến kho.

Kết luận

Trên đây là chi tiết cách làm thủ tục nhập khẩu cân điện tử, tất nhiên việc nhập khẩu thực tế thì phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn thế. Nhập khẩu cân điện tử là một quy trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin để giúp bạn thực hiện thủ tục một cách dễ dàng và hiệu quả.

      

hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook
avatar
Xin chào
close nav