Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy gồm những gì?

DUY NAM - 06/08/2024

Nhập khẩu phụ tùng xe máy là một trong những hoạt động quan trọng để đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời các linh kiện, phụ tùng thay thế cho thị trường trong nước. Quy trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nhiều thủ tục pháp lý và quy định hải quan nhằm đảm bảo hàng hóa nhập khẩu đạt chất lượng và an toàn. Vậy thủ tục nhập khẩu xe máy gồm những gì? Hãy cùng MDCT tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Phụ tùng xe máy là gì?

Phụ tùng xe máy là các bộ phận, linh kiện cấu thành nên một chiếc xe máy. Chúng có chức năng thay thế, sửa chữa hoặc nâng cấp các bộ phận cũ, hỏng hóc trên xe. Có rất nhiều loại phụ tùng xe máy khác nhau, có thể phân loại theo nhiều cách, nhưng thường được chia thành các nhóm chính sau:

  • Nhóm động cơ: Bao gồm các bộ phận như piston, xilanh, camshaft, trục khuỷu, bugi, lọc dầu, lọc gió...
  • Nhóm truyền động: Bao gồm các bộ phận như đĩa xích, sên, ly hợp, hộp số...
  • Nhóm khung sườn: Bao gồm các bộ phận như phuộc, giảm xóc, vành, căm, niềng...
  • Nhóm điện: Bao gồm các bộ phận như bình ắc quy, đề nổ, CDI, cuộn dây, đèn, còi...
  • Nhóm hệ thống làm mát: Bao gồm các bộ phận như két nước, bơm nước, quạt gió...
  • Nhóm hệ thống phanh: Bao gồm các má phanh, đĩa phanh, heo dầu, dây phanh...
  • Và nhiều bộ phận khác: Như tay lái, cùm ga, bao tay, đèn xi nhan, gương chiếu hậu...

Phụ tùng xe máy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo xe hoạt động ổn định và an toàn. Việc lựa chọn và thay thế phụ tùng đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của xe và tiết kiệm chi phí sửa chữa.

Tìm hiểu thêm về: Cách nhập hàng Trung Quốc chính ngạch

Chính sách nhập khẩu phụ tùng xe máy

Chính sách nhập khẩu phụ tùng xe máy tại Việt Nam luôn được điều chỉnh để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng và phát triển ngành công nghiệp xe máy trong nước. Quy trình và thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy được quy định trong các văn bản pháp luật như sau:

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ban hành ngày 25/03/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ban hành ngày 14/04/2017
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2018
  • Thông tư 41/2018/TT-BGTVT ban hành ngày 30/07/2018
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020.

Căn cứ theo những văn bản pháp luật được liệt kê ở trên thì phụ tùng xe máy không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình làm làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Phụ tùng xe máy đã qua sử dụng được xếp vào danh mục hàng cấm nhập khẩu.
  • Khi làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy, lô hàng cần phải dán nhãn hàng hóa theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
  • Một số loại phụ tùng xe máy khi nhập khẩu phải làm kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu theo yêu cầu của hải quan.
  • Xác định đúng mã HS code khi làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy để xác định đúng các loại thuế và tránh bị xử phạt.

Những quy định chính cần lưu ý:

  • Công bố hợp quy: Nhiều loại phụ tùng xe máy, đặc biệt là các bộ phận liên quan đến an toàn như phanh, đèn, lốp... bắt buộc phải có công bố hợp quy trước khi đưa ra thị trường. Điều này nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.
  • Nhãn hàng hóa: Phụ tùng xe máy nhập khẩu phải được dán nhãn hàng hóa theo quy định, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần, hướng dẫn sử dụng...
  • Kiểm tra chất lượng: Một số loại phụ tùng như gương chiếu hậu, bình ắc quy, vành xe... phải trải qua quá trình kiểm tra chất lượng trước khi thông quan.
  • Thuế nhập khẩu: Mức thuế nhập khẩu phụ thuộc vào loại hàng hóa, quốc gia xuất xứ và các hiệp định thương mại.
  • Cấm nhập khẩu: Một số loại phụ tùng xe máy đã qua sử dụng hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ bị cấm nhập khẩu.

Mã HS nhập khẩu phụ tùng xe máy là gì?

Mã HS (Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa) là một hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế, được sử dụng để xác định loại hàng hóa và áp dụng các mức thuế, thuế suất phù hợp cho từng loại hàng. Khi nhập khẩu phụ tùng xe máy, việc xác định đúng mã HS là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các thủ tục hải quan, mức thuế phải nộp và thời gian thông quan hàng hóa.

Mỗi mã HS tương ứng với một mức thuế nhập khẩu khác nhau. Việc xác định đúng mã HS giúp doanh nghiệp tính toán chính xác số tiền thuế phải nộp. Mã HS là cơ sở để hải quan kiểm tra, phân loại hàng hóa và thực hiện các thủ tục thông quan. Ngoài ra, mã HS được sử dụng để thu thập thông tin thống kê về hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu.

Dưới đây là bảng mã HS nhập khẩu phụ tùng xe máy:

Mã HS Code Mô tả chi tiết
40114000 Mã HS lốp xe mô tô
70091000 Mã HS gương chiếu hậu
73151110 Mã HS xích xe máy và loại xích con lăn
Mã HS bình ắc quy
8407 Mã HS động cơ xe mô tô và xe gắn máy
8501 Mã HS động cơ xe mô tô và xe gắn máy điện
85122020 Mã HS đèn chiếu sáng và đèn xi nhan
85122091 Mã HS phụ tùng xe máy điện tử khác
85123010 Mã HS còi xe máy
87141010 Mã HS yên xe máy
87141020 Mã HS nan hoa xe máy
87141040 Mã HS bánh răng (gearing), hộp số, bộ ly hợp, các thiết bị truyền động khác và bộ phận của chúng
87141050 Mã HS vành bánh xe máy
87141060 Mã HS phanh và bộ phận của chúng
87141070 Mã HS ống bô xả xe máy
87141090 Mã HS phụ kiện xe máy khác

Việc xác định mã HS chính xác cho phụ tùng xe máy là rất quan trọng. Bạn nên dành thời gian tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi.

Thuế nhập khẩu đối với phụ tùng xe máy

Thuế nhập khẩu đối với phụ tùng xe máy là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu. Mức thuế này sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Loại phụ tùng: Mỗi loại phụ tùng sẽ có mã HS khác nhau, tương ứng với mức thuế suất khác nhau.
  • Quốc gia xuất xứ: Các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước khác sẽ ảnh hưởng đến mức thuế ưu đãi.
  • Thời điểm nhập khẩu: Chính sách thuế có thể thay đổi theo thời gian.

Thuế nhập khẩu phụ tùng xe máy gồm 2 loại bao gồm: Thuế nhập khẩu (xác định dựa theo mã HS Code) và thuế GTGT nhập khẩu

Công thức tính thuế khi thực hiện các thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy như sau:

Thuế nhập khẩu:

Thuế nhập khẩu = (Trị giá CIF) x (% thuế suất)

Trong đó, trị giá CIF được xác định theo cách sau:

Trị giá CIF = Giá trị xuất xưởng hàng hóa + Tổng chi phí vận chuyển đến cửa khẩu

Thuế GTGT nhập khẩu:

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x (% thuế suất GTGT)

Dựa trên các công thức đã trình bày, có thể nhận thấy rằng thuế nhập khẩu sẽ được xác định dựa vào mã HS Code của lô hàng. Do đó, khi tiến hành thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng này, bạn cần xác định chính xác mã HS dành cho phụ tùng xe máy. Đối với những loại phụ tùng được nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại, thuế nhập khẩu thường sẽ được áp dụng ở mức 0%.

Xem thêm: Chi tiết về thủ tục nhập khẩu khăn giấy ướt

Hồ sơ thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy

Bộ hồ sơ để làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy nói riêng và các mặt hàng khác nói chung thì đều được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ban hành ngày 25/03/2015, được sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Theo đó, các thủ tục, giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị bao gồm:

  • Tờ khai hải quan: Đây là tài liệu quan trọng nhất, chứa đầy đủ thông tin về lô hàng như: tên hàng, số lượng, giá trị, mã HS, quốc gia xuất xứ...
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Chứng minh giá trị và số lượng hàng hóa nhập khẩu.
  • Hợp đồng thương mại (Sale Contract): Hợp đồng được ký kết giữa 2 bên mua và bán.
  • Vận đơn đường biển: Chứng minh hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
  • Danh sách đóng gói (Packing List): Danh sách đóng gói chi tiết từng kiện hàng.
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có): Chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
  • Hồ sơ kiểm tra chất lượng phụ tùng xe máy
  • Catalogs.

Dán nhãn cho phụ tùng xe máy nhập khẩu

Việc dán nhãn cho phụ tùng xe máy nhập khẩu là một yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhãn hàng hóa cung cấp thông tin cần thiết về sản phẩm, giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp và đảm bảo quyền lợi của mình.

Những thông tin bắt buộc trên nhãn hàng hóa:

  • Tên hàng hóa: Ghi rõ tên sản phẩm và thương hiệu (nếu có).
  • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất: Nếu là hàng nhập khẩu, phải ghi tên và địa chỉ của cơ sở kinh doanh nhập khẩu.
  • Chỉ tiêu chất lượng: Ghi rõ các thông số kỹ thuật cơ bản của sản phẩm (ví dụ: kích thước, trọng lượng, chất liệu...).
  • Định lượng hàng hóa: Số lượng sản phẩm trong một bao bì.
  • Ngày sản xuất: Ngày sản xuất hoặc ngày đóng gói.
  • Hướng dẫn sử dụng: Đối với các sản phẩm phức tạp, cần có hướng dẫn sử dụng chi tiết.
  • Xuất xứ: Nước sản xuất hàng hóa.

Mục đích của việc dán nhãn:

  • Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng: Giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và lựa chọn sản phẩm phù hợp.
  • Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng: Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
  • Quản lý thị trường: Giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chất lượng hàng hóa và xử lý các vi phạm.

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy được quy định cụ thể  theo Thông tư 38/2015/TT-BTC ban hành ngày 25/03/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Sau đây, MDCT sẽ chia sẻ ngay cho bạn 5 bước chính khi làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy:

Bước 1: Khai tờ khai hải quan cho hàng hóa

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu phụ tùng xe máy bao gồm: Hợp đồng, Packing list, Commercial invoice, vận đơn đường biển,… và xác định chính xác mã HS Code phụ tùng xe máy. Sau đó nhập thông tin khai báo hồ sơ lên hệ thống hải quan thông qua phần mềm. Việc khai báo yêu cầu có kiến thức về nhập liệu, do đó, nếu không thành thạo, bạn tuyệt đối không nên tự ý khai tờ khai hải quan.

Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng

Một số loại phụ tùng xe máy bao gồm gương chiếu hậu, vành xe, lốp xe,  bình ắc quy và động cơ xe phải được đăng ký kiểm tra chất lượng theo quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BGTVT. Với các mặt hàng kể trên, bạn cần chuẩn bị hồ sơ và làm đăng kiểm tại cơ quan kiểm tra chất lượng.

Bước 3: Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai báo tờ khai hải quan thành công, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai theo màu vàng hoặc xanh hoặc đỏ. Nếu có luồng tờ khai, bạn tiến hành in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Thời hạn mở tờ khai  hải quan cho phụ tùng xe máy là trong vòng 15 ngày kể từ ngày bạn khai tờ khai. Quá thời hạn 15 ngày, tờ khai hải quan sẽ bị hủy và bên nhập khẩu sẽ phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.

Bước 4: Thông quan hàng hóa

Sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu không có sai sót, cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Nhà nhập khẩu phụ tùng xe máy có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa hoặc được trả hàng để mang về kho bảo quản. Trong trường hợp tờ khai chưa được thông quan, nhà nhập khẩu cần căn cứ theo yêu cầu của phía hải quan để tiến hành các thủ tục để hoàn thiện và thông quan tờ khai cho mặt hàng phụ tùng xe máy.

Bước 5: Mang hàng về bảo quản và sử dụng

Sau khi hoàn tất thủ tục thông quan, nhà nhập khẩu tiến hành thanh lý tờ khai và làm các thủ tục cần thiết để mang lô hàng phụ tùng xe máy của mình về kho để bảo quản và sử dụng. Bạn cần chuẩn bị trước lệnh giao hàng, phiếu lấy hàng tại cảng và bố trí phương tiện để lấy hàng ra khỏi cảng nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.

MDCT - Công ty hỗ trợ nhập khẩu phụ tùng xe máy uy tín, nhanh chóng

Nếu như bạn đang gặp khó khăn hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy thì hãy liên hệ ngay với những đơn vị hỗ trợ vận chuyển uy tín và giá tốt. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistic, MDCT cung cấp dịch vụ nhập khẩu uỷ thác phụ tùng xe máy về Việt Nam uy tín, giá tốt bậc nhất thị trường.

MDCT Logistics tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc về Việt Nam với mức giá tốt nhất, thời gian nhanh nhất. Lựa chọn dịch vụ nhập hàng tại MDCT, khách hàng có thể yên tâm vì thủ tục nhanh gọn với quy trình đầy đủ các bước.

Hàng về kho tại Hà Nội khoảng từ 3-5 ngày, trong khi tại TP.HCM khoảng 7-10 ngày tính từ ngày nhận hàng tại kho Trung Quốc. Với giá cả hợp lý, MDCT Logistics là sự lựa chọn hoàn hảo cho việc đặt hàng. Vui lòng liên hệ tới số hotline 0865 763 169 để được tư vấn miễn phí.

Kết luận

Như vậy là qua bài viết này, MDCT đã giúp bạn hiểu rõ được quy trình làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy như thế nào. Nhập khẩu phụ tùng xe máy là một quá trình phức tạp nhưng cần thiết để đảm bảo nguồn cung cấp linh kiện thay thế chất lượng cho thị trường. Việc nắm rõ và tuân thủ các thủ tục pháp lý, quy trình nhập khẩu và các quy định liên quan sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững.

hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook
avatar
Xin chào
close nav