Chi tiết về quy trình, thủ tục nhập khẩu thép các loại

DUY NAM - 30/12/2024

Thép là một trong những nguyên vật liệu quan trọng hàng đầu trong nhiều ngành công nghiệp như xây dựng, sản xuất, và cơ khí. Việc nhập khẩu thép đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo nguồn cung đáp ứng nhu cầu nội địa và hỗ trợ phát triển kinh tế. Vậy thủ tục nhập khẩu thép cuộn, thép ống, tôn mạ... gồm những bước nào, hồ sơ cần những giấy tờ gì? Thuế nhập khẩu loại vật liệu này ra sao? Hãy cùng MDCT Logistics tìm hiểu trong bài viết này.

Chính sách, quy định về nhập khẩu thép

Chính sách, quy định về nhập khẩu thép

Hiện nay, mặt hàng thép đang được nhập khẩu rất nhiều vào Việt Nam và chủ yếu được sử dụng cho mục đích xây dựng. Việc nhập khẩu thép tại Việt Nam phải tuân thủ theo nhiều chính sách và quy định do các cơ quan nhà nước ban hành nhằm quản lý và bảo vệ thị trường nội địa. Các quy định về nhập khẩu thép các loại được quy định tại các văn bản pháp luật sau đây:

  • Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015
  • Thông tư 18/2017/TT-BCT ngày 21/09/2017
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018
  • Quyết định số 583/QĐ-TCHQ ngày 22/03/2019
  • Quyết định 3390/QĐ-BCT ngày 21/12/2020
  • Quyết định 920/QĐ-BCT ngày 20/03/2020
  • Công văn 638/TCHQ-TXNK ngày 22/02/2022
  • Thông tư 14/2017/TT-BCT bãi bỏ Thông tư 12/2015/TT-BCT
  • Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN
  • Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN và Thông tư 07/2017/TT-BKHCN

Thép nằm trong danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành theo quy định của Bộ Công Thương. Điều này có nghĩa là các loại thép nhập khẩu cần đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và xuất xứ. Thép nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng bởi các cơ quan kiểm định được cấp phép. Các tiêu chuẩn này đảm bảo thép đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để sử dụng trong xây dựng và sản xuất.

Ngoài ra, Việt Nam đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, và Đài Loan để bảo vệ sản xuất trong nước. Nếu thép nhập khẩu từ các quốc gia nhận được trợ cấp từ chính phủ, Việt Nam có thể áp dụng thuế chống trợ cấp nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nội địa. Một số sản phẩm thép có thể bị áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, tức là giới hạn số lượng nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định.

Xem thêm về: Chi tiết về thủ tục nhập khẩu động cơ điện

Chính sách nhập khẩu thép các loại

Khi làm thủ tục nhập khẩu thép vào Việt Nam, bạn cần phải lưu ý đến những điểm sau đây:

  • Phải xác định chính xác mã HS của loại thép được nhập khẩu
  • Một số loại thép nhập khẩu cần phải kiểm tra chất lượng
  • Một số loại thép sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá, thuế phòng vệ thương mại
  • Phải có mark thép trên sản phẩm ghi rõ các nội dụng về nhãn hàng hóa

Sau đây là các danh mục các sản phẩm từ thép phải kiểm tra chất lượng được quy định tại phụ lục II. III của thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN:

Mã HS Mô tả
7206 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thỏi đúc hoặc các dạng thô khác (trừ sản phẩm có chứa sắt thuộc nhóm 72.03)
7207 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm
7208 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng.
7209 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng.
7210 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng.
7212 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm, đã phủ, mạ hoặc tráng
7213 Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng.
7214 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán.
7215 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác.
7216 Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình.
7217 Dây của sắt hoặc thép không hợp kim.
7219 Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.
7220 Các sản phẩm của thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.
7224 Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác.
7225 Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.
7226 Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.
7227 Các dạng thanh và que, của thép hợp kim khác, được cán nóng, dạng cuộn không đều.
7228 Các dạng thanh và que khác bằng thép hợp kim khác; các dạng góc, khuôn và hình, bằng thép hợp kim khác; thanh và que rỗng, bằng thép hợp kim hoặc không hợp kim.
7229 Dây thép hợp kim khác
7306 Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép.

Trên đây là tổng hợp các loại thép thuộc diện kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN và Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN. Chúng tôi cung cấp mã HS ở cấp độ 4 số để khái quát. Để được tư vấn chi tiết hơn về thủ tục nhập khẩu thép, bao gồm cả việc xác định chính xác mã HS và các yêu cầu kiểm tra chất lượng cụ thể cho từng loại thép, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline.

Mã HS của thép nhập khẩu các loại

Mã HS của thép nhập khẩu các loại

Mã HS (Harmonized System Code) là hệ thống mã số được sử dụng để phân loại hàng hóa trong thương mại quốc tế. Với thép, mã HS đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thuế suất nhập khẩu, chính sách quản lý, và các quy định liên quan

Tra cứu mã hs là công việc quan trọng nhất trước khi làm thủ tục nhập khẩu sắt thép. Để có thể xác định được chính xác mã hs cần phải hiểu được về tính chất, thành phần, công năng, nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm. Dưới đây là chi tiết về các mã HS thường được sử dụng cho thép nhập khẩu.

Các chương trong Biểu thuế xuất nhập khẩu liên quan đến sắt thép:

  • Chương 72: Sắt và thép
  • Chương 73: Các sản phẩm bằng sắt hoặc thép

Để xác định chính xác mã HS cho mặt hàng thép, cần nghiên cứu kỹ đặc điểm và mô tả sản phẩm được quy định trong Biểu thuế xuất nhập khẩu. Đặc biệt đối với sắt thép, việc tra cứu mã HS đòi hỏi phải xác định rõ các yếu tố như kích thước, loại thép (thép không gỉ hay thép thường), phương pháp cán (cán nguội hay cán nóng), và thành phần (hợp kim hay không hợp kim). Có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến việc xác định sai mã HS cho các loại thép và sản phẩm từ thép.

Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thép

Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thép

Để nhập khẩu thép vào Việt Nam, doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh và đáp ứng đầy đủ các quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thép bao gồm các chứng từ sau:

  • Tờ khai hải quan (Customs Declaration): Đây là văn bản khai báo thông tin về hàng hóa nhập khẩu với cơ quan hải quan.
  • Hợp đồng thương mại (Sale Contract): Thỏa thuận mua bán giữa người bán và người mua, ghi rõ các điều khoản về hàng hóa, giá cả, điều kiện giao hàng, thanh toán,...
  • Danh sách đóng gói (Packing List): Liệt kê chi tiết số lượng, trọng lượng, quy cách đóng gói của từng kiện hàng.
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Chứng từ thanh toán, thể hiện giá trị hàng hóa và các chi phí liên quan.
  • Vận đơn (Bill of Lading): Chứng từ vận chuyển, xác nhận việc hàng hóa đã được nhận để vận chuyển. Có nhiều loại vận đơn khác nhau tùy thuộc vào phương thức vận chuyển (ví dụ: vận đơn đường biển, vận đơn đường hàng không).
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - C/O) (nếu có): Chứng nhận xuất xứ hàng hóa, xác nhận nơi sản xuất của hàng hóa. C/O có thể giúp hưởng các ưu đãi về thuế quan theo các hiệp định thương mại.
  • Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality - CQ) (nếu có): Chứng nhận chất lượng của sản phẩm do nhà sản xuất hoặc tổ chức kiểm định cấp.
  • Giấy chứng nhận phân tích thành phần (Material Test Certificate - MTC) (nếu có): Chứng nhận phân tích thành phần hóa học của thép.
  • Giấy phép nhập khẩu (Import License) (đối với một số loại thép): Theo quy định của Bộ Công Thương, một số loại thép cần phải có giấy phép nhập khẩu. Ví dụ, thép phế liệu cần giấy phép nhập khẩu phế liệu. Một số loại thép hợp kim cũng có thể cần xác nhận nhu cầu nhập khẩu.
  • Các chứng từ khác theo yêu cầu của cơ quan hải quan (nếu có): Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, cơ quan hải quan có thể yêu cầu bổ sung thêm các chứng từ khác.

Tìm hiểu thêm về: Thủ tục nhập khẩu máy làm mát không khí

Quy trình kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu

Quy trình kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu

Phần lớn các mặt hàng thép nguyên liệu khi nhập khẩu đều phải kiểm tra chất lượng. Việc kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu thuộc quản lý của bộ KHCN, đa số việc kiểm tra chất lượng là một trong những bước không thể thiếu của quy trình làm thủ tục nhập khẩu thép. Sau đây là quy trình kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam.

Bước 1: Đăng ký thông tin trên hệ thống một cửa.

Để đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, trước tiên cần có tài khoản trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (vnsw.gov.vn). Sau khi có tài khoản, doanh nghiệp có thể tiến hành nhập liệu và đăng ký kiểm tra chất lượng trực tuyến. Hồ sơ đăng ký này sẽ do Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại địa phương quản lý. Mỗi tỉnh/thành phố sẽ có một Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thủ tục nhập khẩu thép.

Bước 2: Lấy mẫu và kiểm tra chất lượng.

Sau khi hồ sơ được chấp nhận trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, doanh nghiệp có thể liên hệ với đơn vị kiểm tra chất lượng để lấy mẫu và tiến hành thử nghiệm. Việc lựa chọn đơn vị thử nghiệm do doanh nghiệp quyết định, nhưng đơn vị đó phải nằm trong danh sách được Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) cấp phép.

Bước 3: Nhận kết quả và tải kết quả lên trang một cửa.

Sau khi nhận được kết quả kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp có thể tải kết quả này lên Cổng thông tin một cửa quốc gia để hoàn tất thủ tục nhập khẩu thép. Việc tải kết quả có thể được thực hiện bởi trung tâm kiểm tra hoặc chính doanh nghiệp sử dụng tài khoản của mình trên hệ thống.

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thép

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thép

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thép và các sản phẩm từ thép cũng như bao mặt hàng khác. Được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Chúng tôi tóm tắt những bước mô tả ngắn để Quý vị có thể hình dung được tổng thể. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thép hình, thép chữ I H T V L Y, thép ống, thép hợp kim, thép cây các loại gồm những bước sau đây:

Bước 1: Khai tờ khai hải quan.

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs thép. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm. Sau khi có tờ khai hải quan thì có thể đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng trên hệ thống một cửa quốc gia. Tùy theo từng loại thép, có những loại sẽ không cần phải kiểm tra chất lượng.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan.

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước làm thủ tục nhập khẩu thép chữ I H L V Y, thép ống, thép tròn, thép không gỉ.

Bước 3: Thông quan hàng hóa.

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa. Trong một số trường hợp tờ khai sẽ được giải phóng để mang hàng về kho bảo quản trước. Sau khi bổ sung đầy đủ hồ sơ thì hải quan sẽ tiến thành thông quan tờ khai hải quan. Khi tờ khai chưa thông quan thì cần phải tiến hành các thủ tục để cho tờ khai thông quan. Nếu quá hạn thì Quý vị sẽ phải đối mặt với phí phạt và sẽ mất rất nhiều thời gian.

Bước 4: Vận chuyển hàng về kho và sử dụng.

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho. Để có thể mang hàng về kho Quý vị cần phải chuẩn bị trước lệnh giao hàng, phiếu lấy hàng tại cảng và bố trí phương tiện lấy hàng. Tránh tình trạng tờ khai đã xong nhưng có lệnh của hãng tàu để lấy hàng ra khỏi cảng.

Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu thép

Sau nhiều quá trình làm thủ tục nhập khẩu thép cho khách hàng, MDCT đã rút ra một số kinh nghiệm quý báu và muốn được chia sẻ đến cho các bạn. Sau đây là một vài những lưu ý quan trọng mà bạn cần lưu ý khi muốn nhập khẩu thép vào Việt Nam:

  • Các quy định về thủ tục nhập khẩu và các loại giấy tờ cần thiết có thể thay đổi theo thời gian. Doanh nghiệp cần cập nhật thông tin mới nhất từ cơ quan hải quan hoặc các nguồn thông tin chính thức.
  • Mã HS (Mã số hàng hóa) là yếu tố quan trọng để xác định các quy định về thuế và các thủ tục liên quan. Việc xác định sai mã HS có thể dẫn đến những rắc rối trong quá trình nhập khẩu.
  • Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ phải hoàn thành với nhà nước.
  • Thép nguyên liệu có rất nhiều mã hs khác nhau, ngoài ra còn có thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá. Cần kiểm tra kỹ trước khi nhập khẩu, tránh phát sinh thuế ngoài dự kiến.
  • Thuế giá trị gia tăng cho mặt hàng thép là 10%.
  • Khi nhập khẩu thép thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
  • Nên chuẩn bị các chứng từ trước khi nhập khẩu hàng hóa. Tránh tình trạng lưu bãi, lưu kho làm phát sinh chi phí.
  • Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ hoặc thực hiện thủ tục nhập khẩu, có thể tìm đến các đơn vị tư vấn hoặc dịch vụ logistics để được hỗ trợ.

Thủ tục nhập khẩu thép khá phức tạp và đòi hỏi sự cẩn trọng. Việc nắm vững các quy định pháp luật, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và lựa chọn đối tác tin cậy sẽ giúp quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ về thủ tục nhập khẩu thép, mã hs thép không gỉ, thép hợp kim, thép chữ I H T L V Y, thép tròn, thép tấm, thuế nhập khẩu, thuế gtgt, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng các loại thép. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin mà Quý vị đang tìm kiếm. Hy vọng những lưu ý này sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác, đừng ngần ngại hỏi tôi.

hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook
avatar
Xin chào
close nav