TÓM LƯỢC CÁC BƯỚC CƠ BẢN CẦN THỰC HIỆN ĐỂ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VÀO VIỆT NAM

MDCT admin - 05/10/2023

Có thể thấy trong các tháng của quý 4, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa gia tăng mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu mua hàng của thị trường trong nước. Vì lý do này, nhiều khách hàng đã tìm đến MDCT Logistics đặt câu hỏi và mong muốn được giải đáp thắc mắc về quy trình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Trong bài viết dưới đây MDCT Logistics sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời xúc tích và dễ hiểu nhất!

Bước 1: Xác định diện hàng hóa nhập khẩu 

Khi nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần phải xác định hàng hóa mình muốn nhập khẩu thuộc diện nào để thực hiện các thủ tục cần thiết. Doanh nghiệp phải xác định xem hàng hóa nhập khẩu có thuộc các diện sau hay không: 

  • Hàng hóa cấm nhập khẩu: Các loại hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính Phủ sẽ không được phép nhập khẩu về Việt Nam. Một số mặt hàng cấm nhập khẩu có thể kể đến như: vũ khí, ma túy, máy móc thiết bị đã qua sử dụng,...
  • Hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành: Những hàng hóa là thực vật và động vật hoặc các sản phẩm từ động, thực vật sẽ cần phải kiểm tra an toàn thực phẩm hoặc kiểm dịch động, thực vật. Doanh nghiệp cần tìm hiểu các quy định pháp luật về quy trình thực hiện và danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra để thực hiện đầy đủ.

Ngoài ra, những hàng hóa như: máy móc, thiết bị, đồ điện tử,... cần phải được kiểm tra chất lượng để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và những quy định về nhãn mác, an toàn, bảo vệ môi trường,... theo quy định của pháp luật. Những hàng hóa này phải đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền để được kiểm tra nhà nước về chất lượng và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn.

  • Hàng hóa nhập khẩu cần giấy phép: Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép được quy định tại Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính Phủ. Các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa thuộc diện này sẽ phải xin giấy phép trước khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu.

Các loại hàng hóa khác không thuộc các diện nêu trên sẽ là hàng hóa thương mại thông thường, các doanh nghiệp có thể thực hiện các thủ tục nhập khẩu hàng hóa như bình thường.

Bước 2: Ký kết hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract) là hợp đồng giao dịch giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp. Giấy tờ này sẽ được yêu cầu trong hầu hết các thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Doanh nghiệp sẽ ký kết hợp đồng ngoại thương sau khi đã cùng nhà cung cấp thỏa thuận và đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng.

Bước 3: Hoàn thiện bộ chứng từ hàng hóa

Doanh nghiệp cần phải hoàn tất bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Các chứng từ bắt buộc:
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Tờ khai hải quan 
  • Vận tải đơn (Bill of Lading)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)

Các loại chứng từ khác:

  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
  • Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
  • Các chứng từ khác (Kiểm tra chất lượng, Chứng nhận hun trùng, Chứng nhận hợp quy,...) 

Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành

Đối với những mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng, kiểm dịch,... thì doanh nghiệp cần phải đăng ký kiểm tra chuyên ngành ngay sau khi nhận giấy báo hàng đến (Arrival Notice). Việc này đảm bảo rằng hàng hóa nhập khẩu đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và an toàn theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Khai và truyền tờ khai hải quan 

Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần lên tờ khai hải quan. Quy trình khai hải quan sẽ được thực hiện trên hệ thống VNACCS của tổng cục Hải quan. Doanh nghiệp cần chú ý điền đầy đủ và chính xác các thông tin trên tờ khai để tránh những sai sót. Nếu chưa có kinh nghiệm, doanh nghiệp nên thuê dịch vụ khai báo hải quan uy tín như MDCT Logistics để tránh những rủi ro và mất mát có thể xảy ra. Sau khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số cho doanh nghiệp nếu như thông tin trên tờ khai chính xác và đầy đủ.

Bước 6: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

Doanh nghiệp sau khi nhận kết quả phân luồng tờ khai cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết tùy theo kết quả phân luồng như sau:

  • Luồng xanh: Doanh nghiệp đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hải quan, không cần phải kiểm tra hồ sơ và hàng hóa.
  • Luồng vàng: Đơn vị hải quan kiểm tra hồ sơ liên quan đến lô hàng, tuy nhiên không kiểm tra trực tiếp hàng hóa. Lô hàng sẽ được thông quan ngay sau khi xác nhận hồ sơ đã hợp lệ.
  • Luồng đỏ: Hàng bị kiểm hóa, đơn vị hải quan sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ và chi tiết hàng hóa. Quy trình kiểm định sẽ rất khắt khe, tốn nhiều thời gian và có thể phát sinh chi phí.

Bước 7: Nộp thuế nhập khẩu

Để hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa, doanh nghiệp nhập khẩu cần phải nộp các loại thuế sau khi tờ khai đã được thông qua: 

  • Thuế nhập khẩu
  • Thuế GTGT (VAT) 

Tùy theo loại hàng hóa mà doanh nghiệp có thể sẽ phải nộp thêm các loại thuế khác như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môi trường,... 

Bước 8: Chuyển hàng hóa về kho

Sau khi hoàn tất thông quan hàng hóa, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp phí, nhận phiếu giao nhận (EIR) để bốc hàng lên xe và vận chuyển về kho bảo quản.
Để nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đạt độ hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:

  • Kiểm tra đúng thông tin hàng hóa nhập khẩu: Doanh nghiệp cần kiểm tra thông tin về hàng hóa như: Tên, nguồn gốc xuất xứ, đóng gói, nhãn dán hàng hóa,…. để tránh những rủi ro về nhập khẩu hàng hóa không đúng thông tin. 
  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết: Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật đối với mặt hàng mình nhập khẩu để chuẩn bị các chứng từ liên quan đến lô hàng. Việc này giúp quá trình thông quan hàng hóa được nhanh chóng và tránh phát sinh chi phí. 
  • Lưu ý kỹ các mặt hàng cấm nhập khẩu: Danh mục các hàng hóa cấm đã được quy định tại Phụ lục I Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Việc lưu ý những mặt hàng này đảm bảo doanh nghiệp không vi phạm pháp luật và tránh được các rủi ro liên quan đến từ việc nhập khẩu hàng hóa cấm.
  • Lưu ý về các điều khoản hợp đồng: Việc xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng giúp doanh nghiệp tránh vi phạm các điều khoản hợp đồng. Các điều khoản trong hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp và nhà cung cấp. 

Như vậy với bài viết trên, MDCT Logistics đã giúp quý khách hàng trả lời những câu hỏi về quy trình nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam, trong đó có nhập từ Trung Quốc. Với đa dạng các dịch vụ vận chuyển quốc tế, tìm kiếm nguồn hàng và nhận ủy thác 2 đầu xuất nhập khẩu, MDCT Logistics tin rằng có thể hỗ trợ quý khách hàng tối ưu hiệu quả nhất các chi phí về nguồn hàng và vận chuyển. Nếu khách hàng có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa với chi phí rẻ nhất, hãy liên hệ tới MDCT Logistics qua hotline 0865 763 169 để được tư vấn chi tiết!

 

 

 

 

 

 

 

Tags : quocte, trung việt, vận chuyển, vận tải
hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook
avatar
Xin chào
close nav