Ngày nay, mặc dù đã có rất nhiều phương tiện di chuyển hiện đại xuất hiện nhưng xe đạp vẫn là phương tiện được ưa chuộng và trở thành thú vui và đam mê của nhiều người. Vậy làm cách nào để nhập khẩu xe đạp về Việt Nam. Có cần xin giấy phép nhập khẩu không? Quy trình nhập khẩu xe đạp ra sao? Trong bài viết này MDCT Logistics sẽ giúp bạn hiểu rõ được các quy định, quy trình và thủ tục nhập khẩu xe đạp mới nhất.
Các quy định pháp luật về nhập khẩu xe đạp
Nhập khẩu xe đạp đang trở thành một lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam, đặc biệt khi xu hướng sử dụng xe đạp ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu xe đạp không hề đơn giản mà yêu cầu tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý, chính sách thuế, kiểm định chất lượng và quy trình hải quan.
Theo quy định của nhà nước thì việc nhập khẩu xe đạp vào lãnh thổ Việt Nam được quy định như sau: Xe đạp (Xe đạp không sử dụng động cơ điện) phải là hàng mới 100%, chưa qua sử dụng thì không thuộc hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, căn cứ vào loại xe nhập khẩu mà đòi hỏi doanh nghiệp phải có một số điều kiện nhập khẩu khác nhau:
- Đối với trường hợp nhập khẩu xe đạp điện thuộc phụ lục 1 (Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy) ban hành kèm Thông tư số 39/2016/TT-BGTVT ngày 06/12/2016 của Bộ Giao Thông Vận tải, thì chúng ta cần phải lưu ý thực hiện đăng ký chứng nhận và công bố hợp quy. Bên cạnh đó do mặt hàng xe điện có chứa pin nên khi nhập khẩu phải có bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất Material Safety Data Sheet - MSDS.
- Đối với xe đạp thể thao: Không bị quản lý chuyên ngành, doanh nghiệp có thể nhập khẩu về bình thường.
- Xe đạp đồ chơi trẻ em bao gồm (Xe đạp đồ chơi: xe ba bánh, xe đẩy, xe có bàn đạp và đồ chơi tương tự có bánh, xe của búp bê). Thì quyết định 2711/QĐ-BKHCN, phải làm kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan. Căn cứ để kiểm tra nhà nước dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, giám định đã đăng ký hoạt động hoặc được thừa nhận. Ngoài ra, mặt hàng này còn thuộc diện hàng hóa phải có dấu hợp quy và nhãn khi lưu thông trên thị trường cũng như phải chịu sự kiểm tra về chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/06/2009 của Bộ Khoa học công nghệ.
Tìm hiểu thêm về: Để nhập hàng Trung Quốc chính ngạch cần chuẩn bị những gì?
Quy định về dán nhãn hàng hóa cho xe đạp nhập khẩu
Việc dán nhãn hàng hóa đối với hàng nhập khẩu, bao gồm cả xe đạp, là một quy định bắt buộc và đã được quy định từ lâu. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP có hiệu lực, công tác giám sát việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu đã được thực hiện một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn.
Mục đích chính của việc dán nhãn hàng hóa là hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý hàng hóa, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm cũng như đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa đó. Do đó, việc dán nhãn hàng hóa được xem là một trong những công đoạn không thể thiếu trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu xe đạp từ các quốc gia khác nhau.
Nhãn hàng hóa cần tuân thủ các quy định sau:
- Nội dung bắt buộc: Nhãn hàng hóa phải thể hiện các nội dung tối thiểu sau:
- Tên hàng hóa.
- Xuất xứ hàng hóa.
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
- Ngôn ngữ: Nhãn hàng hóa phải được thể hiện bằng tiếng Việt.
- Kích thước và chữ viết: Kích thước nhãn và chữ viết phải đảm bảo rõ ràng, dễ đọc.
- Vị trí dán nhãn: Nhãn hàng hóa phải được dán ở vị trí dễ nhìn, dễ đọc trên hàng hóa.
Ngoài các quy định chung, nhãn hàng hóa cho xe đạp nhập khẩu cần tuân thủ các quy định sau:
- Thông tin nhà sản xuất: Cần ghi rõ thông tin về nhà sản xuất, bao gồm tên, địa chỉ.
- Thông tin nhà nhập khẩu: Cần ghi rõ thông tin về nhà nhập khẩu, bao gồm tên, địa chỉ.
- Thông tin về hàng hóa: Cần ghi rõ các thông tin về xe đạp, bao gồm:
- Loại xe đạp (xe đạp thường, xe đạp điện, xe đạp thể thao...).
- Mã số khung xe (nếu có).
- Thông số kỹ thuật chính (ví dụ: kích thước bánh xe, số tốc độ...).
- Xuất xứ hàng hóa: Cần ghi rõ nước xuất xứ của xe đạp.
Mã HS và thuế nhập khẩu của xe đạp
Mã HS Code (Mã Hải Quan) không chỉ là một dãy số đơn thuần mà còn đóng vai trò then chốt trong quá trình làm thủ tục hải quan cho xe đạp nhập khẩu. Việc phân loại và áp dụng thuế chính xác cho xe đạp là vô cùng quan trọng, và điều này đã được quy định rõ ràng trong công văn 1450/BVHTTDL-KHTC về việc phân loại mặt hàng xe đạp thường và xe đạp thể thao nhập khẩu. Sự khác biệt về giá tối thiểu và thuế nhập khẩu giữa hai loại xe này đòi hỏi việc phân loại chính xác để đảm bảo tuân thủ quy định và tránh các vấn đề phát sinh trong quá trình nhập khẩu.
Bảng dưới đây thể hiện một số mã HS phổ biến cho xe đạp:
Mã HS Code |
Sản phẩm |
Thuế NK ưu đãi (%) |
VAT (%) |
8712 |
Xe đạp hai bánh và xe đạp khác (kể cả xe xích lô ba bánh chở hàng), không lắp động cơ. |
|
|
87120010 |
- Xe đạp đua |
5 |
8 |
87120020 |
- Xe đạp được thiết kế dành cho trẻ em (SEN) |
45 |
8 |
87120030 |
- Xe đạp khác |
45 |
8 |
87120090 |
- Loại khác |
45 |
8 |
8713 |
Các loại xe dành cho người tàn tật, có hoặc không lắp động cơ hoặc cơ cấu đẩy cơ khí khác. |
|
|
87131000 |
- Loại không có cơ cấu đẩy cơ khí |
0 |
0 |
87139000 |
- Loại khác |
0 |
0 |
Thuế nhập khẩu xe đạp là một trong những yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp và cá nhân cần quan tâm khi nhập khẩu xe đạp vào Việt Nam. Mức thuế này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại xe đạp, xuất xứ và các quy định hiện hành của nhà nước.
Công thức tính thuế nhập khẩu xe đạp như sau:
- Thuế nhập khẩu: Trị giá tính thuế * Thuế suất thuế nhập khẩu
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): (Trị giá tính thuế + Thuế nhập khẩu) * Thuế suất VAT
Tuy nhiên, việc xác định thuế xuất nhập khẩu cần có một số điểm lưu ý như sau:
- Thuế nhập khẩu thông thường: Trường hợp đặc biệt nhập khẩu xe đạp từ nước chưa có quan hệ tối huệ quốc (MFN) với Việt Nam thì thuế nhập khẩu là thuế nhập khẩu thông thường
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Trong trường hợp xe đạp được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra.
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: Nếu không thuộc hai trường hợp kể trên (tức là nhập khẩu từ quốc gia có MFN và không có FTA với Việt Nam): xe đạp chịu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Xem thêm về: Ủy thác nhập khẩu là gì? Những lưu ý quan trọng khi thực hiện
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu xe đạp
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu xe đạp nói riêng và của các mặt hàng khác. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu xe đạp bao gồm những giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan: Đây là tờ khai quan trọng nhất trong bộ hồ sơ, khai báo chi tiết thông tin về hàng hóa nhập khẩu.
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Hóa đơn này thể hiện giá trị của lô hàng, là căn cứ để tính thuế.
- Vận đơn (Bill of Lading): Chứng từ vận tải thể hiện thông tin về lô hàng và người nhận hàng.
- Danh sách đóng gói (Packing List): Liệt kê chi tiết số lượng, trọng lượng và quy cách đóng gói của hàng hóa.
- Chứng nhận xuất xứ (C/O): Chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế (nếu có).
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng: Xe đạp thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, do đó cần có giấy đăng ký kiểm tra chất lượng.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Sales Contract): Hợp đồng này thể hiện thỏa thuận giữa người mua và người bán về việc mua bán hàng hóa.
- Catalogue: Thông tin chi tiết về sản phẩm, giúp cơ quan hải quan kiểm tra và phân loại hàng hóa.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu xe đạp
Quy trình nhập khẩu xe đạp, cũng như các mặt hàng khác, được quy định chi tiết trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Dưới đây là tóm tắt các bước chính trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu xe đạp:
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
- Xác định đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu như Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và mã HS của xe đạp.
- Nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm khai quan.
Việc khai báo trên phần mềm đòi hỏi người nhập khẩu phải có kiến thức về nhập liệu. Nếu tự ý khai báo, có thể xảy ra sai sót không thể sửa đổi trên tờ khai hải quan, dẫn đến mất chi phí và thời gian để xử lý. Quy trình khai báo cần được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa cập cảng để tránh bị phạt từ cơ quan hải quan.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
- Hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai.
- Dựa vào luồng tờ khai, in tờ khai và mang hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai.
- Thực hiện bước mở tờ khai tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ.
Việc mở tờ khai cần được thực hiện sớm nhất có thể, không quá 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai để tránh phí phạt.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
- Cán bộ hải quan kiểm tra hồ sơ, nếu không có vấn đề gì, chấp nhận thông quan tờ khai.
- Người nhập khẩu đóng thuế nhập khẩu và thuế GTGT để thông quan hàng hóa.
Trong một số trường hợp, tờ khai có thể được giải phóng để mang hàng về kho bảo quản trước.
Bước 4: Vận chuyển và sử dụng hàng hóa
- Tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục để mang hàng về kho.
- Chuẩn bị đầy đủ lệnh thả hàng, phương tiện vận tải và các yếu tố khác để lấy hàng một cách thuận lợi qua khu vực giám sát.
Tìm hiểu về: Hợp đồng xuất nhập khẩu là gì? Những lưu ý khi làm hợp đồng
Một số lưu ý khi nhập khẩu xe đạp
Khi tiến hành nhập khẩu xe đạp vào Việt Nam, quý doanh nghiệp cần chú ý đến một số điều sau đây để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi và tuân thủ đúng quy định:
- Quy định chung: Đảm bảo rằng xe đạp là hàng mới 100%, chưa qua sử dụng để không vi phạm các quy định của Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về nhập khẩu hàng hóa.
- Xe đạp điện: Trong trường hợp xe đạp điện, trước khi nhập khẩu, cần thực hiện đăng ký chứng nhận và công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-BGTVT ngày 06/12/2016 của Bộ Giao Thông Vận tải.
- Xe đạp cho trẻ em: Xác nhận rằng xe đạp dành cho trẻ em được kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, và đáp ứng các yêu cầu quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ theo Quyết định 1171/QĐ-BKHCN ngày 27/05/2015.
- Xe đạp thể thao: Xác nhận rằng xe đạp thể thao không thuộc diện quản lý chuyên ngành, cho phép nhập khẩu theo quy định thông thường.
- Xe đạp đồ chơi trẻ em: Sau khi thông quan, doanh nghiệp cần đảm bảo làm kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận hoặc được thừa nhận. Phải có dấu hợp quy và nhãn khi lưu thông trên thị trường, đồng thời tuân thủ quy định của 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/06/2009 của Bộ Khoa học công nghệ về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Kết luận
Nhập khẩu xe đạp vào Việt Nam là một quá trình đòi hỏi doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý, chính sách thuế và kiểm định chất lượng. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh các rủi ro không đáng có. Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn hiểu rõ hơn về quy trình nhập khẩu và những lưu ý khi nhập khẩu xe đạp.